Kế hoạch 9585/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 9585/KH-UBND
Ngày ban hành 24/11/2017
Ngày có hiệu lực 24/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Nguyễn Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9585/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nng ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nng với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nng.

2. Thu hút tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, kiến trúc, thiết kế, phát thanh và truyền hình, thủ công mỹ nghệ trở thành ngành dịch vụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị cho người dân thành phố.

3. Việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nng phải dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ tiên tiến, khai thác các yếu tố kinh tế của những giá trị văn hóa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với quảng bá hình ảnh và con người Đà Nng đến bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và hợp tác quốc tế.

4. Việc xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nng phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và của cả nước, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa của nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nng bao gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ; du lịch văn hóa, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, thiết kế trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đảm bảo về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân; góp phần quảng bá văn hóa và con người Đà Nng, ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Đà Nng.

b) Phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp, những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc địa phương, xây dựng văn hóa gắn kết chặt chẽ, đồng bộ hơn so với phát triển kinh tế - xã hội...

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2020

- Phát triển thành phố Đà Nng trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đầu tư các công trình văn hóa quy mô đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và quốc tế.

- Tập trung phát triển một số ngành có lợi thế như: Nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa.

- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, phát thanh và truyền hình trở thành ngành dịch vụ quan trọng.

b) Mục tiêu đến năm 2030

Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nng một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Điện ảnh

a) Chú trọng phổ biến các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, đúng với quy định hiện hành và phù hợp với thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

b) Hình thành trung tâm chiếu phim tại Đà Nng với các rạp chiếu phim đạt chất lượng cao, hiện đại, đảm bảo đủ điều kiện tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của người dân và du khách trên địa bàn thành phố. Quy hoạch xây dựng trường quay hiện đại tại Đà Nng.

c) Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút người dân đến rạp.

d) Xây dựng chính sách khuyến khích các đoàn làm phim đến quay phim tại Đà Nng.

2. Nghệ thuật biểu diễn

a) Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo điều kiện chuyển giao các hình thức nghệ thuật biểu diễn phổ biến trên thế giới vào Đà Nng để tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho ngành công nghiệp văn hóa Đà Nng; đồng thời tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống; khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, chương trình biểu diễn, tổ chức sự kiện…)

b) Quan tâm đào tạo các ngành nghề như: đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, biên kịch, diễn viên, người dẫn chương trình để tạo nguồn cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

[...]