Kế hoạch 2297/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2297/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2017
Ngày có hiệu lực 20/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2297/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước, hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Triển khai nội dung Chiến lược gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 5348/KH-UBND ngày 09/9/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đảm bảo phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

2. Yêu cầu

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế; dựa trên thế mạnh văn hóa tiêu biểu của địa phương để phát huy được lợi thế của Lâm Đồng, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến, tiêu dùng và hưởng thụ văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh quê hương, con người Lâm Đồng, góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học, công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công nghiệp văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh, truyền hình; du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và du khách; góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Lâm Đồng; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên tập trung phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Từ nay đến năm 2020

- Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Phát thanh và truyền hình; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; kiến trúc, thiết kế; quảng cáo; thủ công mỹ nghệ; du lịch văn hóa... là yếu tố bổ sung giá trị đến các lĩnh vực khác nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tăng trưởng lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật và hiệu quả vận hành, đổi mới.

- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh, thời trang... đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng.

b) Từ năm 2020 đến năm 2030

- Trên cơ sở đánh giá thực hiện mục tiêu đến năm 2020 để xác định, đưa doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách của địa phương.

- Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong nước, đạt tiêu chun các nước phát triển trong khu vực và quốc tế, đáp ng yêu cầu thực tiễn và xu thế thời đại theo quy luật phát triển của công nghiệp văn hóa trong nước và thế giới.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức

- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thhiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

- Triển khai công tác tuyên truyền với nhiều hình thức: Tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương.

b) Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ

- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện của tỉnh Lâm Đồng nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới.

[...]