Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 5636/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg về triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới

Số hiệu 5636/KH-UBND
Ngày ban hành 25/05/2021
Ngày có hiệu lực 25/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5636/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 28/CT-TTG NGÀY 14/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch về thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

1. Tình hình sản xuất mía đường

a) Diện tích, năng suất (Đính kèm phụ lục)

- Diện tích sản xuất niên vụ 2020 - 2021 là 5.610 ha, phân bố trên địa bàn 5 huyện, thành phố trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Định Quán (2.197 ha), Trng Bom (1.241 ha), Nhơn Trạch (1.087 ha), Xuân Lộc (889 ha), Thống Nhất (196 ha). Niên vụ năm nay diện tích mía giảm 3.217 ha (-36,4%) so với năm 2019 và giảm 3.736 ha (-39,9 %) so với năm 2015. Mặc dù diện tích có giảm hơn năm 2015 nhưng năng suất (NS) tăng hơn năm 2015 là 10,51%.

- Diện tích sản xuất cây mía trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của thị trường giá đường xuống thấp kéo theo giá mía nguyên liệu giảm, tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp nên người dân chuyn đi cây mía sang trng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

b) Tình hình cơ giới hóa

Thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đng Nai; công tác liên kết sản xuất để áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, áp dụng 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật và vận chuyn nguyên liệu mía.

2. Những thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi

- Tỉnh Đồng Nai đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gn với tiêu thụ nông sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất được thuận lợi, hiệu quả hơn.

- Công tác tuyên truyền được chú trọng bằng các hình thức tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng và quản lý sâu bệnh hại trên cây mía, tổ chức các mô hình chuyn giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mía đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân, khuyến khích nông dân áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.

b) Khó khăn

- Các vùng sản xuất mía trên địa bàn tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, chưa chủ động được nước tưới, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên năng suất mía không cao, không chủ động mùa vụ và công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác thu mua mía của các nhà máy còn chậm dẫn đến mía bị khô, giảm năng suất, sản lượng, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

- Tình trạng giá mía nguyên liệu không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người trồng mía, với những khó khăn trên kết hợp giá đường đang xuống thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại từ cây mía thấp và thấp hơn nhiều cây trồng khác trên địa bàn tỉnh nên người dân chuyển đổi cây mía sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

1. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía

a) Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung, tích tụ đất đai hình thành cánh đồng lớn, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng kết hợp cơ giới hóa với thủy lợi và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thuận lợi cho việc hình thành các chuỗi liên kết.

b) Đẩy mạnh sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, nhà máy mía đường nhằm xây dựng các vùng nguyên liệu mía cho từng nhà máy đ các nhà máy chủ động xây dựng kế hoạch và có chiến lược đầu tư lâu dài cho vùng nguyên liệu của mình.

2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ

a) Về giống

- Tuyển chọn, phục tráng các giống mía có chất lượng tốt hiện có trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hợp tác với Viện nghiên cứu mía đường, các nhà máy trong khu vực để chuyển giao các các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao; khảo nghiệm, tuyn chọn và nhân rộng sản xuất với các giống mía phù hợp điều kiện sinh thái, thích nghi với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Các doanh nghiệp sản xuất đường chủ động việc nhân giống, cung cấp giống trồng mới hằng năm đối với vùng nguyên liệu mía phục vụ cho nhà máy góp phần xây dựng vùng sản xuất mía theo hướng bền vững và ổn định.

- Khuyến khích, vận động người trồng mía sử dụng các giống mía có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo nguồn giống sạch bệnh và chất lượng cao; ưu tiên sử dụng các giống mía có hàm lượng đường cao, năng suất mía cao, lưu gốc tốt, thích ứng biến đổi khí hậu; chỉ lưu gốc với những ruộng mía có năng suất cao, ít sâu bệnh.

- Sử dụng bộ giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường khuyến cáo áp dụng cho khu vực Đông Nam bộ như sau: Chín sớm: VN84-4137, VN08-259; Chín trung bình: LK92-11, KK3, K95-84, K84-200, Suphanburi 7; Chín muộn: K95-156, K88-92.

[...]