Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1369/QĐ-BNN-CBTTNS
Ngày ban hành 18/04/2018
Ngày có hiệu lực 18/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1369/QĐ-BNN-CBTTNS

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Văn bản số 1013/VPCP-NN ngày 26/1/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3739/QĐ-BNN-KH ngày 27/8/2014 phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều tra cơ bản và quy hoạch mở mới năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Quyết định số 4776/QĐ-BNN-KH ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề cương dự toán Dự án Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

a) Phát triển mía đường phải phù hp với định hướng phát triển tổng thể của ngành nông nghiệp và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế kinh tế và lợi thế so sánh về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương để phát triển bền vng.

b) Xây dựng các vùng nguyên liệu mía tập trung phù hợp với công suất chế biến của các nhà máy đường; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo điều kiện thực hiện cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đảm bảo hài hòa lợi ích của người trồng mía với doanh nghiệp sản xuất đường.

c) Phát triển mía đường phải phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế; đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; từng bước đổi mới cơ cấu sản phẩm đường, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm sau đường và cạnh đường, tận dụng tối đa phụ phẩm sau chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tng quát

Nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành mía đường; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tng bước hướng tới thị trường xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: diện tích sản xuất mía ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn; sản lượng đường 2,0 triệu tấn.

- Đến năm 2030: giữ ổn đnh diện tích, tăng năng suất để đạt sản lượng mía 24 triệu tấn, sản lượng đường 2,5 triệu tấn.

- Nâng tỷ lệ đường tinh luyện; tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất mía đường để sản xuất điện, cồn, phân vi sinh và các sản phẩm phụ khác để tăng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất mía đường.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hưng phát triển đến năm 2020

a) Sản xuất mía nguyên liệu

- Tổng diện tích mía nguyên liệu: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là 285.500 ha, tập trung ở các vùng như sau:

+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc: 29.100 ha;

+ Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: 55.000 ha;

+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 66.000ha;

[...]