Kế hoạch 5369/KH-UBND năm 2014 thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 5369/KH-UBND
Ngày ban hành 04/09/2014
Ngày có hiệu lực 04/09/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5369/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 04 tháng 09 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với những nội dung sau:

I. Thực trạng giáo dục và đào tạo Khánh Hòa

Trong thời gian qua, Giáo dục và Đào tạo ở Khánh hòa đã nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của nhà nước và xã hội, hằng năm tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục ở tỉnh Khánh hòa chiếm tỷ lệ hơn 20% trở lên của tổng chi ngân sách. Mạng lưới và quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu học tập của học sinh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh hòa có 525 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với 7.553 phòng học lý thuyết, cụ thể: 182 trường mầm non (trong đó có 165 trường công lập, 17 trường tư thục); 185 trường tiểu học; 07 trường phổ thông cấp hai, ba; 107 trường trung học cơ sở; 02 trường phổ thông tư thục cấp một, hai, ba; 02 trường trung học phổ thông cấp hai, ba; 21 trường trung học phổ thông công lập; 04 trường trung học phổ thông tư thục và dân lập; 09 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX); 05 trung tâm kỹ thuật, thực hành - hướng nghiệp (KTTH-HN) và 01 trường trung học Kinh tế; hệ đại học có 03 trường đại học; hệ cao đẳng có 06 trường. Toàn tỉnh có 163 trường đạt chuẩn quốc gia.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đạt trên 98%, số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng chính quy đạt từ 20 - 25%, tỷ lệ huy động trẻ đi học ở các huyện miền núi tương đương với ở thành phố, vùng đồng bằng, tỷ lệ học sinh bỏ học dao động khoảng từ 0,3% đến 0,4%.

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đã đạt được, giáo dục và đào tạo Khánh hòa vẫn còn có những hạn chế, yếu kém nhất định: Tình hình học sinh bỏ học ở các địa bàn khó khăn, các trường THPT ở khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn khá cao; cơ sở vật chất trường học tuy đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo dục; chất lượng giáo dục ở một số trường, một số địa bàn (nhất là ở các huyện miền núi, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số) vẫn còn hạn chế và hiệu quả đào tạo còn thấp; công tác phân luồng sau trung học cơ sở (THCS), dạy nghề còn bộc lộ nhiều hạn chế; ...

II. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đến năm 2020

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện; tỉnh Khánh Hòa trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giáo dục mầm non

Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Đến năm 2020, huy động ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi trong các cơ sở mầm non giảm xuống dưới 05%

b) Giáo dục phổ thông

Tập trung nâng cao dân trí, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đến năm 2020, có 95% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, 50% học sinh THCS và 30% học sinh THPT được học 2 buổi/ngày, hoặc trên 6 buổi/tuần; có 80% trẻ khuyết tật được đi học hòa nhập.

Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở và từng bước đạt các tiêu chí về phổ cập trung học phổ thông ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

c) Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; trong đó, có một số ngành đào tạo ngang tầm khu vực.

Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận trên 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên trên tất cả hệ đào tạo khoảng 450 sinh viên/vạn dân.

d) Giáo dục thường xuyên

Tạo điều kiện cho mọi người được đi học, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống; tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; từng bước xây dựng xã hội học tập; bảo đảm xóa mù chữ bền vững.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt 100% và trong độ tuổi từ 15 đến 60 đạt 99%; hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

III. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về đổi mới giáo dục

[...]