Kế hoạch 4424/KH-UBND năm 2021 về năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 4424/KH-UBND
Ngày ban hành 19/11/2021
Ngày có hiệu lực 19/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4424/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 19 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NĂM 2022 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Công văn số 3486/LĐTBXH-VPQGGN ngày 06/10/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2021

I. Công tác chỉ đạo, điều hành

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của HĐND tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020; trong 09 tháng đầu năm 2021, Thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện công tác giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo thuộc ngành, địa phương mình.

II. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình

- Ước toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 0,16%; đạt 100% kế hoạch đề ra.

- Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước, được tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội cơ bản, như: Y tế, giáo dục, nhà ở, tiếp cận thông tin...

III. Kết quả thực hiện các chính sách, cơ chế giảm nghèo

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 trên toàn tỉnh là 4.363 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,31% và có 14.522 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,37%.

Trong 9 tháng đầu năm, các địa phương đã triển khai các dự án chính sách giảm nghèo đạt một số kết quả như: Giải quyết cho 172 hộ nghèo vay vốn sản xuất; nguồn vốn thực hiện 7.887 triệu đồng, nâng tổng số dư nợ hiện nay là 173.160 triệu đồng/5.199 hộ; cho 1.154 hộ cận nghèo vay 53.966 triệu đồng, nâng tổng số dư nợ hiện nay là 371.030 triệu đồng/9.810 hộ và tổng số dư nợ của hộ mới thoát nghèo kỳ trước chuyển sang hiện nay là 632.237 triệu đồng/21.119 hộ.

Thực hiện đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ tiền điện cho 14.781 lượt hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, kinh phí thực hiện là 2.039,778 triệu đồng; hỗ trợ cho 4.141 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, với kinh phí giải ngân là 53.592 triệu đồng; hỗ trợ nước sạch vệ sinh cho 12.699 hộ, với tổng kinh phí giải ngân là 236.730 triệu đồng; trợ giúp pháp lý cho 12 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Triển khai mô hình bò sinh sản: đã hỗ trợ 05 con bò/05 hộ gia đình thuộc hộ nghèo tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, với tổng kinh phí là 80 triệu đồng.

Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 68.930 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gặp khó khăn/267.899 khẩu, được hỗ trợ 4.018,485 tấn gạo theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

IV. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chính sách, Chương trình giảm nghèo

1. Ngân sách địa phương: Trong 9 tháng đầu năm 2021, nguồn vốn ngân sách đã huy động được 58.450 triệu đồng để thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Huy động khác: Công tác vận động Quỹ vì người nghèo 9 tháng đầu năm là 8.614 triệu đồng, trong đó cấp tỉnh: 2.606 triệu đồng, cấp huyện: 6.007 triệu đồng, ngoài ra vận động xây 59 căn nhà với số tiền 3.180 triệu đồng và sửa chữa 04 căn nhà với số tiền 80 triệu đồng.

V. Đánh giá chung

1. Những mặt đạt được:

- Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm, UBND tỉnh cân đối ngân sách tỉnh để thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn.

- Các chính sách giảm nghèo được triển khai tương đối đồng bộ và kịp thời, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo, chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với học sinh sinh viên... nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân, nhất là người nghèo được cải thiện, nâng lên.

- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các dự án, chính sách về giảm nghèo chặt chẽ. Nhờ đó, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm nghèo và hạn chế những tồn tại, thiếu sót ở cơ sở.

2. Mặt tồn tại hạn chế:

Việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp còn hạn chế, các địa phương có xã thuộc Chương trình 30a còn khó khăn, không có vốn ngân sách để đối ứng và người dân chỉ có thể đóng góp chủ yếu bằng ngày công lao động hoặc hiến đất.

Ý thức trách nhiệm của người dân góp phần vào công tác giảm nghèo chưa cao, còn mang tính trông chờ, ỷ lại vào các chính sách giảm nghèo của nhà nước, nên tư tưởng nhiều hộ không muốn thoát nghèo.

Công tác kiểm tra, giám sát tuy được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm nhưng thực hiện chưa thường xuyên.

B. KẾ HOẠCH NĂM 2022

[...]