Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2022 về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 43/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2022
Ngày có hiệu lực 10/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 NĂM 2022-2023

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”; Công điện số 513/CĐ- VPCP ngày 19/01/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng lộ trình mở cửa an toàn, khoa học, hiệu quả đón khách du lịch quốc tế; Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL ngày 07/9/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; Chương trình số 4698/BVHTTDL-TCDL ngày 16/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND Thành phố về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COV1D-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023;

UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Hiện nay, Thành phố cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó toàn Thành phố đang ở cấp độ dịch 2 theo Hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế. Thành phố đã chủ động, nỗ lực triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tính đến hết ngày 20/01/2022, Thành phố đã cơ bản tiêm đủ hai mũi vắc-xin cho người trên 18 tuổi và cho trẻ em từ 12-17 tuổi (tỷ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi, mũi 1 đạt 99,7%, mũi 2 đạt 99,4%, mũi 3 đạt 44%; tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ em, mũi 1 đạt 99,7%, mũi 2 đạt 98,3%), đây là cơ sở để Thành phố thích ứng an toàn, linh hoạt đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên dịch bệnh được đánh giá vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là chủng vi rút mới Omicron có sức lây lan nhanh trên toàn thế giới. Trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố còn cao, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với ngành Du lịch Thủ đô, năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của hai đợt bùng phát dịch COVID-19 (lần thứ ba và lần thứ tư), khách du lịch đến Hà Nội giảm sâu và chỉ bao gồm khách du lịch nội địa với 4 triệu lượt khách (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36,3% Kế hoạch đề ra). Tổng thu từ khách du lịch đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40,2% năm 2020 và bằng 36,8% tổng thu từ khách du lịch nội địa của Kế hoạch đề ra). Để từng bước phục hồi, phát triển ngành Du lịch góp phần vừa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch, vừa thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội trong các năm 2022-2023; cần thiết phải xây dựng các phương án, kế hoạch phục hồi cụ thể đối với ngành Du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, trước mắt trong các năm 2022-2023 là phục hồi, thu hút thị trường khách du lịch nội địa, mở cửa đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình của Chính phủ.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU

1. Mục đích

- Khẳng định vai trò quan trọng của ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn có tác động sâu rộng, lan tỏa đến các ngành, lĩnh vực khác của Thành phố.

- Xác định lộ trình, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể từng bước mở cửa, hồi phục ngành Du lịch Thủ đô năm 2022-2023 đảm bảo thích ứng, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

- Xây dựng các giải pháp đồng bộ hỗ trợ thực chất, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch do tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp từng bước phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới.

- Tăng cường, khẳng định vai trò, năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch phải đảm bảo tuyệt đối các quy định, điều kiện về phòng, chống dịch và các tiêu chí về đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố.

- Xây dựng hệ thống các quy định, giải pháp thống nhất đảm bảo thuận lợi cho hoạt động của khách du lịch, doanh nghiệp và người lao động. Tập trung triển khai các chính sách tác động ngay và một số chính sách dài hạn có tác động thúc đẩy ngành Du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch.

- Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong việc xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch, tour du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

- Theo dõi, nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các cơ sở dịch vụ, lưu trú, lữ hành, các khu, điểm tham quan du lịch khôi phục hoạt động.

3. Mục tiêu

- Từng bước phục hồi ngành du lịch Thủ đô, tiến tới mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch trở lại bình thường trong năm 2022. Phấn đấu năm 2022, Hà Nội đón và phục vụ từ 9-10 triệu lượt khách, trong đó có 1,2-2,0 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,84-35,84 nghìn tỷ đồng.

- Phấn đấu năm 2023, Hà Nội đón và phục vụ từ 12-14 triệu lượt khách, trong đó có 2,5-3,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 42,78-55,78 nghìn tỷ đồng.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Thủ đô

Phát triển sản phẩm du lịch Thủ đô dựa theo tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, tập trung vào khu vực Trung tâm Thành phố, khu vực ven đô và khu vực ngoại thành, cụ thể:

- Đối với khu vực Trung tâm Thành phố: Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa di sản, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch MICE, sản phẩm du lịch đêm.

- Đối với khu vực các quận, huyện ven đô: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

- Đối với khu vực ngoại thành: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ