Công điện 01/CĐ-UBND năm 2022 về tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 do thành phố Hà Nội điện
Số hiệu | 01/CĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/02/2022 |
Ngày có hiệu lực | 18/02/2022 |
Loại văn bản | Công điện |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Chu Ngọc Anh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI điện:
- Giám đốc, Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố;
- Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số ca mắc trên cả nước nói chung và Thành phố nói riêng có xu hướng liên tục tăng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố, các hoạt động phục hồi kinh tế - xã hội, du lịch quốc tế, cơ sở di tích, tín ngưỡng, tôn giáo và các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức dạy học trực tiếp...cùng biến chủng Omicron đã ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước sẽ là nguy cơ lây lan dịch bệnh, theo nhận định tình hình của ngành Y tế, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn sẽ còn gia tăng. Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành và các đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã triển khai, thực hiện nghiêm một số nội dung như sau:
1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố, các đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố phòng, chống dịch COVID-19. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm nguyên tắc “ 5K+ vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân ” để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Tập trung vào việc phổ biến kiến thức cho người dân quy định, hướng dẫn người mắc COVID-19 theo dõi sức khỏe tại nhà, các trường hợp nguy cơ cao, phát hiện và xử lý kịp thời diễn biến bất thường liên quan bệnh lý nền.
- Chủ trì, tăng cường điều phối, bố trí, phân luồng; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm dịch y tế quốc tế, hướng dẫn cách ly, giám sát chặt người nhập cảnh, đặc biệt người về từ các vùng đã ghi nhận biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 (Omicron).
- Phối hợp với các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ; tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vắc xin, đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong Quý I/2022.
- Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đảm bảo công tác quản lý, thu dung điều trị cho người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố; rà soát và bổ sung giường điều trị COV1D-19 tại các bệnh viện của Thành phố đáp ứng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; tập trung đảm bảo giường bệnh điều trị tầng 2, tầng 3 cho nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Tăng cường các biện pháp giảm tỷ lệ tử vong (tăng cường hội chẩn, chỉ đạo tuyến, quản lý sớm, dùng thuốc sớm cho bệnh nhân, bố trí nguồn lực hợp lý, đảm bảo phương tiện Hồi sức tích cực). Phối hợp với các bệnh viện Trung ương, Bộ, Ngành để bố trí giường bệnh thu dung điều trị COVID-19 hỗ trợ cho Hà Nội.
- Chỉ đạo tăng cường việc cung cấp đảm bảo túi thuốc gói thuốc C (thuốc kháng vi rút) cho các bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt là những người điều trị tại nhà để hạn chế người bệnh chuyển tầng điều trị.
- Chỉ đạo các cơ sở điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố theo dõi, giám sát, cập nhật số liệu về các tầng điều trị, đặc biệt là số liệu và tỷ lệ chuyển tầng để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố tăng cường giải pháp thu dung, điều trị và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trên địa bàn.
- Hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cấp xã, phường, thị trấn theo diễn biến dịch bệnh để tránh bị quá tải và chủ động trong mọi tình huống phát sinh; có phương án huy động thêm lực lượng y tế tư nhân, huy động sự hỗ trợ của cộng đồng, các cán bộ y tế đã nghỉ hưu cùng tham gia công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
- Khẩn trương triển khai Kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội1.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác xét nghiệm sàng lọc, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học.
- Phối hợp với Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tăng cường phối hợp các trường trong xây dựng, thực hiện, kiểm tra phương án bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống COVID-19 của các trường đại học, cao đẳng, nhất là phương án quản lý và điều trị, thu dung ca nhiễm COVID-19 liên quan đến cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên..
- Chủ động cập nhật, đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, tham mưu đề xuất Ban Chỉ đạo Thành phố các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả, kịp thời không để dịch lây lan diện rộng.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án, hướng dẫn xét nghiệm sàng lọc trong trường học; chỉ đạo việc triển khai đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các trường học.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ quan báo, đài của Thành phố, phối hợp với các cơ quan báo chí của Trung ương tăng cường tuyên truyền các biện pháp, quy định phòng, chống dịch của Trung ương và Thành phố; vận hành tổng đài 1022 và phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh của người dân liên quan đến phòng, chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc kịp thời cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà...
- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Tôn giáo Thành phố hướng dẫn các di tích lịch sử - văn hóa thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách thăm quan; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các phương án phòng, chống dịch bệnh; bố trí lực lượng phân luồng, không để ùn ứ, ách tắc tại các lối ra/vào.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở dịch vụ giải trí được mở cửa hoạt động.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động dân cư, tất cả các trường hợp ngoại tỉnh, nhập cảnh từ nước ngoài về làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống; đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
- Tăng cường triển khai lắp đặt thiết bị quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip để kiểm soát người ra vào cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố và Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND Thành phố triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ2.
8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Rà soát và triển khai có hiệu quả hoạt động của các trạm y tế và trạm y tế lưu động; phân công lực lượng trực 24/24 để kiểm soát, tổ chức tư vấn và thông tin kịp thời, hướng dẫn và cấp phát thuốc điều trị kịp thời đối với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.