Kế hoạch 306/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 16-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 306/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2022
Ngày có hiệu lực 30/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 306/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 16-CTR/TU NGÀY 26/8/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 15-NQ/TW NGÀY 05/5/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội), UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đi ngoại như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội; nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và mi cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí và các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội; phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu trong tổ chức thực hiện.

2. Bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 04/6/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

3. Cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn với trách nhiệm đối với tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương của Thành phố trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội theo lộ trình phù hợp; đồng thời có các giải pháp tổ chức triển khai khoa học, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

II. CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội gồm 20 chỉ tiêu kèm phân công thực hiện: Phụ lục số 01 đính kèm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:

- Tập trung quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

- Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, Hòa Bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Nội.

2. Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực

2.1. Đẩy mạnh cơ cu lại kinh tế gắn với đổi mi mô hình tăng trưởng, ly khoa học, công nghệ cao và đi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội

(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm nâng cao mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong GRDP; nâng cao năng suất lao động... Mở rộng không gian phát triển Thủ đô và các động lực để phát triển.

(2) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ chuyên gia công nghệ, nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế tham gia các Chương trình, dự án khoa học và công nghệ của Thành phố; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; đẩy mạnh thị trường khoa học và công nghệ.

(3) Sở Thông tin và Truyn thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số; đến năm 2025, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị Thành phố; nâng cao mức đóng góp của kinh tế số trong GRDP; hỗ trợ cộng đồng ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử và doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số.

(4) Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Xây dựng các đề án phát triển các mô hình kinh tế mới (kinh tế đô thị, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm...) gn với chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố Hà Nội.

2.2. Phát triển mạnh các loại thị trường và dịch vụ trình độ, chất lượng cao

(1) Sở Tài chính chủ trì chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước; hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán; tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đến năm 2025 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán còn dưới 8%; nợ xu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội dưới 3%; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử năm 2025 đạt trên 60%; năm 2030 đạt trên 85%.

(2) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa; Hỗ trợ phát triển bền vững, đng bộ thị trường dịch vụ văn hóa; Tiếp tục khoanh vùng, thực hiện tốt công tác bảo tn trong khu ph c, khu ph c, khu di sản, gigìn mỹ quan, kiến trúc cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến; Xây dựng các công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí lớn.

(3) Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; Xây dựng ngành du lịch có cơ sở vật chất hiện đại, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, khác biệt, có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế; Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, làng nghề truyền thng, du lịch sinh thái, nghỉ dưng đối với những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên,... Phát triển hạ tầng du lịch; thúc đẩy triển khai các công trình, dự án hạ tầng phát triển du lịch; hình thành một số cụm du lịch trọng điểm, giữ vững vai trò là một trong những trung tâm du lịch, nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bc. Phát triển một số điểm du lịch cùng với sản phẩm du lịch đặc sắc Thủ đô Hà Nội.

(4) Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển mạnh dịch vụ logistics; các nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; tiếp tục thiết lập, củng cố và phát triển thị trường hàng hóa bán buôn, các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại; phát triển hạ tầng thương mại; hình thành Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng; chợ đầu mối; hoàn thành Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia.

2.3. Cơ cấu lại ngành công nghiệp

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp nhằm:

- Xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao: cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển các sản phẩm: ô tô, máy móc, phương tiện, thiết bị phục vụ ngành kinh tế); công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất phần mềm, sản phẩm s, an toàn thông tin; cơ điện tử; công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo; công nghệ sinh học, điện tử y sinh, công nghiệp dược....

[...]