Hướng dẫn liên ngành 489/HDLN-SGDĐT-SYT năm 2022 về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 khi học sinh trở lại trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo - Y tế thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 489/HDLN-SGDĐT-SYT |
Ngày ban hành | 28/02/2022 |
Ngày có hiệu lực | 28/02/2022 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Vũ Cao Cương,Trần Lưu Hoa |
Lĩnh vực | Giáo dục,Thể thao - Y tế |
UBND THÀNH
PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 489/HDLN-SGDĐT-SYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác y tế trường học; Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2); Công văn số 1467/BGDĐT-GDTC ngày 28/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học; Công văn số 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 04/10/2021 của UBND Thành phố về triển khai công tác y tế trường học năm học 2021-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19; Công văn số 510/BYT-MT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp; Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần; Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp; Công văn số 578/BGDĐT-GDTC ngày 23/2/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức học bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại tại thành phố Hà Nội; Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 24/02/2022 của UBND Thành phố về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Để đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19, thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn các đơn vị công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục (bao gồm các cơ sở nhóm lớp mầm non độc lập tư thục, trường mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học....sau đây gọi chung là trường), cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG HỌC
1.1. Về công tác tổ chức
- Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan (đối với cơ sở nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục, Ban Chỉ đạo do Chủ cơ sở nhóm lớp là Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên/nhân viên kiêm nhiệm được phân công thực hiện công tác y tế của nhóm lớp).
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm làm công tác y tế trường học làm đầu mối tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.
- Xây dựng kịch bản, giải pháp, diễn tập...báo cáo ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; có phương án dạy và học phù hợp đối với các trường hợp học sinh, trẻ em (sau đây gọi chung là học sinh) bị bệnh nền, hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ...
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.
- Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.
- Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho nhà trường (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,...) cam kết đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch (nếu có).
- Xây dựng quy định kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các lớp, các nhóm, các tổ...
- Chuẩn bị đầy đủ về vật tư đảm bảo yêu cầu phòng dịch như: Dụng cụ vệ sinh, hóa chất khử khuẩn, thùng đựng rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, xà phòng rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh...theo quy định.
- Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo hướng dẫn của y tế.
1.2. Đối với học sinh
Nhà trường yêu cầu, giám sát, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng chống dịch bệnh của nhà trường.
1.3. Đối với giáo viên
Nhà trường cần yêu cầu, giám sát, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về các nội dung:
+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục những việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.
+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường; nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cha mẹ học sinh cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Học sinh nghỉ học ở nhà nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc).
+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.
+ Hướng dẫn cha mẹ học sinh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi đưa, đón con.
- Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh.
- Giáo viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
UBND THÀNH
PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 489/HDLN-SGDĐT-SYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác y tế trường học; Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2); Công văn số 1467/BGDĐT-GDTC ngày 28/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học; Công văn số 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 04/10/2021 của UBND Thành phố về triển khai công tác y tế trường học năm học 2021-2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19; Công văn số 510/BYT-MT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp; Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần; Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp; Công văn số 578/BGDĐT-GDTC ngày 23/2/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức học bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại tại thành phố Hà Nội; Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 24/02/2022 của UBND Thành phố về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Để đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch COVID-19, thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn các đơn vị công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục (bao gồm các cơ sở nhóm lớp mầm non độc lập tư thục, trường mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học....sau đây gọi chung là trường), cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG HỌC
1.1. Về công tác tổ chức
- Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định, đại diện cha mẹ học sinh và các thành phần liên quan (đối với cơ sở nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục, Ban Chỉ đạo do Chủ cơ sở nhóm lớp là Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên/nhân viên kiêm nhiệm được phân công thực hiện công tác y tế của nhóm lớp).
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm làm công tác y tế trường học làm đầu mối tham mưu cho Hiệu trưởng, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.
- Xây dựng kịch bản, giải pháp, diễn tập...báo cáo ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương; có phương án dạy và học phù hợp đối với các trường hợp học sinh, trẻ em (sau đây gọi chung là học sinh) bị bệnh nền, hoàn cảnh khó khăn, sống xa cha mẹ...
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học, chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật.
- Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học; bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường.
- Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho nhà trường (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,...) cam kết đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch (nếu có).
- Xây dựng quy định kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các lớp, các nhóm, các tổ...
- Chuẩn bị đầy đủ về vật tư đảm bảo yêu cầu phòng dịch như: Dụng cụ vệ sinh, hóa chất khử khuẩn, thùng đựng rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, xà phòng rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh...theo quy định.
- Phối hợp với y tế địa phương tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 cho học sinh theo hướng dẫn của y tế.
1.2. Đối với học sinh
Nhà trường yêu cầu, giám sát, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng chống dịch bệnh của nhà trường.
1.3. Đối với giáo viên
Nhà trường cần yêu cầu, giám sát, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các nội quy phòng bệnh của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để gửi thông tin, hướng dẫn cho học sinh, cha mẹ học sinh về các nội dung:
+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe của học sinh và thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, ở trường, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục những việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.
+ Yêu cầu học sinh, cha mẹ học sinh theo dõi nhiệt độ, biểu hiện sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường; nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cha mẹ học sinh cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Học sinh nghỉ học ở nhà nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc).
+ Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.
+ Hướng dẫn cha mẹ học sinh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi đưa, đón con.
- Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để theo dõi sức khỏe học sinh.
- Giáo viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
- Giáo viên không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Giáo viên cần tiêm đầy đủ vắc-xin COVID- 19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Tại trường, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu về quy định phòng dịch.
1.4. Đối với nhân viên y tế
- Liên hệ với trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch tại nhà trường.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường:
+ Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban với các thành viên theo quy định.
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong trường học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường.
+ Các thông báo, mẫu cam kết giữa các đơn vị cung cấp các dịch vụ (thực phẩm, nấu ăn, xe đưa đón học sinh, bán đồ ăn, vệ sinh môi trường,...) và nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện các dịch vụ an toàn để phòng, chống dịch.
+ Bố trí phòng y tế tại trường học với đầy đủ trang thiết bị y tế theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học và bố trí khu riêng để cách ly y tế học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên có biểu hiện ho, sốt, khó thở (trong trường hợp cần thiết).
+ Phân công cán bộ, giáo viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.
- Hằng ngày kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các giáo viên, học sinh từng lớp, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, những người cung cấp dịch vụ thực hiện theo danh mục những việc cần làm.
- Phối hợp với giáo viên để theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi và lập sổ theo dõi.
- Khi phát hiện học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định và có trách nhiệm cung cấp khẩu trang y tế, hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách cho đối tượng nêu trên.
- Kiểm tra hàng ngày và báo cáo Ban Giám hiệu bổ sung kịp thời trang thiết bị y tế theo quy định tại phòng y tế, phòng cách ly tạm thời.
- Tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng cho Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh.
(Đối với cơ sở nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục, Chủ cơ sở nhóm lớp chủ động xây dựng kế hoạch, phân công và triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học).
1.5. Đối với nhân viên bảo vệ
- Hằng ngày tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Bảo vệ không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Không cho cha mẹ học sinh, người không có nhiệm vụ vào trường (khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường).
- Không cho học sinh ra khỏi trường trong giờ học (trừ trường hợp có ý kiến của nhà trường).
- Những người không phải là cán bộ, giáo viên của nhà trường (gọi là khách) khi đến làm việc, bảo vệ phải thực hiện những việc sau:
+ Đo nhiệt độ, hỏi xem có sốt, ho, khó thở không. Nếu có thì không cho vào trường.
+ Yêu cầu khách khai báo y tế qua QR Code.
+ Báo với Ban Giám hiệu nhà trường.
+ Ghi lại tên, địa chỉ đơn vị công tác/nơi ở, số điện thoại liên lạc, ngày giờ ra vào trường và tên cán bộ của nhà trường làm việc với khách; hướng dẫn khách đến đúng phòng cần làm việc, không được đi vào các khu vực khác không cần thiết.
+ Đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với khách.
+ Yêu cầu khách đeo khẩu trang đúng cách.
- Nhắc nhở, không để học sinh tự do tập trung, tụ tập đông tại sân trường, trước cổng trường.
- Nhắc nhở học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.
- Khi bảo vệ có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.
2. Công tác tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn
- Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh, khử khuẩn trường học một lần trước khi học sinh đến trường học tập trung. Tiến hành bằng cách phun hoặc lau nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn, khuyến khích khử khuẩn bằng cách lau rửa.
- Mỗi ngày một lần, nhà trường tổ chức lau rửa, khử khuẩn phòng học, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh...
- Đối với các phương tiện đưa đón học sinh: Mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
- Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
- Trong trường hợp có học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì nhà trường phải thực hiện khử khuẩn theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
- Kiểm tra hàng ngày và bố trí đầy đủ, kịp thời xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học,
- Tăng cường thông khí, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu sử dụng điều hòa, cuối mỗi buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng.
3. Công tác tuyên truyền phòng bệnh
- Tập huấn cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường công tác phòng, chống dịch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 như: sốt, ho, khó thở; thực hiện những việc cần làm khi học sinh ở trường theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm khi học sinh ở trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.
- Tập huấn, hướng dẫn đảm bảo nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường và những việc cần làm của nhân viên y tế trường học.
- Nhà trường thông báo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà, Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Xây dựng các tờ rơi, áp phích và dán ở những nơi dễ thấy, xây dựng các thông điệp để có thể nhắn tin qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) cho học sinh, cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch như vệ sinh cá nhân, những việc cần làm của học sinh...
4.1. Không tập trung đông người trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh
- Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm.
- Tổ chức chào cờ tại lớp học.
- Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
4.2. Nhà trường quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện những việc cần làm như sau:
- Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên. Rửa tay vào các thời điểm: trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sau khi ho, hắt hơi, sau khi vệ sinh các bề mặt.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
- Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
- Cốc/bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,... để dùng riêng tại lớp (nếu cần).
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn...
- Không khạc, nhổ bừa bãi.
- Đeo khẩu trang đúng cách (không áp dụng với trẻ mầm non trong lớp học và khi ăn uống).
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.
- Tránh kỳ thị, xa lánh hay trêu chọc với những bạn không may là F0.
4.3. Điểm danh hàng ngày
Hàng ngày, trước khi vào bài học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh xem có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không (đối với trẻ mầm non thì trao đổi với cha mẹ khi giáo viên nhận trẻ). Nếu có biểu hiện bất thường, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.
4.4. Tổ chức ăn bán trú
- Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc tự nguyện, hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.
- Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ tại ngay tại lớp học; giãn cách tối đa theo điều kiện của từng lớp.
- Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.
- Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
5. Đảm bảo công tác y tế, phòng cách ly y tế
Chuẩn bị danh mục thuốc, trang thiết bị y tế theo Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016; Quyết định 827/QĐ-SYT ngày 06/5/2015, Công văn số 3586/SYT-NVY ngày 23/7/2015 của Sở Y tế Hà Nội về việc về danh mục; bổ sung danh mục thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế dùng trong phòng y tế của các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các trường chuẩn bị sẵn sàng một số trang thiết bị, vật tư hóa chất phòng chống dịch khác như: Khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng/nước rửa tay, hóa chất khử khuẩn (Cloramin B, Canxi hypocloride (Clorua vôi)...), trang phục bảo hộ (quần, áo, mũ, khẩu trang, kính chắn giọt bắn, ủng/giày bảo hộ, găng tay y tế...), thiết bị đo SpO2, túi nilong màu vàng đựng chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm....
Mỗi trường bố trí tối thiểu 1 phòng cách ly tạm thời có tên biển, nội quy, có đầy đủ điều kiện, trang thiết bị theo quy định. Sau mỗi lần sử dụng phòng cách ly phải được khử khuẩn và bổ sung trang thiết bị đầy đủ. Khu vực phòng cách ly có nhà vệ sinh, có đủ nước sạch sử dụng, có xà phòng rửa tay, thùng rác. Không sử dụng điều hòa trung tâm, có thể sử dụng điều hòa riêng, đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất mở cửa sổ. Bố trí 2 thùng rác: 1 thùng rác đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm (màu vàng), 1 thùng rác đựng chất thải sinh hoạt (màu xanh). Nên bố trí một số trang thiết bị, vật tư y tế cơ bản như: có giường chuyên dụng, bàn, ghế làm việc, ghế ngồi cho người cách ly, dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa ít nhất 60% cồn; bố trí nước uống, ca, cốc uống nước, khăn giấy lau mũi miệng thiết bị đo thân nhiệt cá nhân; nên trang bị máy đo huyết áp, thiết bị đo SpO2. Treo/dán tranh tuyên truyền, tờ rơi tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19 ... Hạn chế đồ đạc không cần thiết.
6. Công tác giám sát, đánh giá
- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nhà trường.
- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc giáo viên, nhân viên y tế thực hiện các nội dung theo danh mục “Những việc giáo viên cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19” và “Những việc nhân viên y tế cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh COVID-19”.
- Nhà trường/Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh phân công cán bộ kiểm tra, giám sát việc thực hiện khử khuẩn và vệ sinh môi trường trường, lớp, phương tiện vận chuyển học sinh.
- Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường hàng ngày, tuần, tháng và thông báo cho Ban Giám hiệu để biết và kịp thời có biện pháp xử lý.
7. Công tác phối hợp phòng chống dịch giữa gia đình và nhà trường
- Cha mẹ học sinh nghiêm túc thực hiện và hướng dẫn các con thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe, thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân ở nhà, trên đường đến trường và trở về nhà theo danh mục những việc cần làm của học sinh và cha mẹ học sinh.
- Phối hợp và liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi sức khỏe học sinh.
- Học sinh/cha mẹ học sinh tự theo dõi nhiệt độ, các biểu hiện như sốt, ho, khó thở của học sinh trước khi đến trường. Nếu học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì cha mẹ học sinh cho con nghỉ ở nhà/học sinh chủ động nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường (giáo viên chủ nhiệm), đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
- Học sinh/cha mẹ học sinh không đến trường nếu đang trong thời gian cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan y tế (yêu cầu bắt buộc) hoặc có một trong các biển hiện như sốt, ho, khó thở... Cha mẹ học sinh báo cho nhà trường (qua giáo viên chủ nhiệm).
- Không có nhiệm vụ thì không nên vào trường.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân cho học sinh khi đến trường (khẩu trang, bình nước uống cá nhân...). Hướng dẫn con em mình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay với xà phòng...
- Trong quá trình học, cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhà trường đưa đón con đúng giờ và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.
II. HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19 (F0), F1, NGHI NGỜ TẠI TRƯỜNG HỌC
1. Khi phát hiện F0 trong giờ học/làm việc tại trường
Trường hợp phát hiện F0 do thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 tại phòng cách ly của trường hoặc do gia đình thông báo cho nhà trường có trường hợp F0 hoặc do nhà trường tầm soát xét nghiệm có F0. Thực hiện 4 bước như sau:
Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng (nếu F0 do gia đình thông báo cho nhà trường hoặc F0 được phát hiện ở địa điểm không phải là phòng cách ly) hoặc tiếp tục cách ly tạm thời F0 ở phòng cách ly nêu phát hiện F0 do xét nghiệm nhanh tại phòng cách ly.
Bước 2: Hiệu trưởng/Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công để phối hợp hỗ trợ trường học xử lý trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cán bộ y tế trường học, cán bộ Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ thực hiện khám, đánh giá tình trạng sức khỏe F0 để phối hợp chuyển đến cơ sở điều trị COVID-19 theo quy định hoặc tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương nơi cư trú để theo dõi và hướng dẫn điều trị theo quy định.
Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0
- Giáo viên đang dạy lớp cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn phối hợp tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 ở trong lớp đó và các F1 khác ở ngoài lớp đó (nếu có) theo hướng dẫn của ngành y tế, sau đó cho F1 di chuyển đến phòng cách ly y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19), cụ thể người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
+ Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định (F0) trong thời kỳ lây truyền của F0.
+ Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kin và tối thiểu trong thời gian 15 phút với (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
+ Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
+ Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
+ Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.
- Cán bộ y tế trường học và Ban Chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 cho các trường hợp F1 của lớp, F1 đang có mặt tại trường (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 3 người, ưu tiên mẫu đơn cho người nghi mắc/có triệu chứng).
Nếu cùng thời điểm có nhiều trường hợp là F0: Tiến hành các bước xử trí lần lượt từng trường hợp như trên. Tùy tình hình thực tế nhà trường có thể cho học sinh tiếp tục học trực tiếp hoặc tạm thời cho lớp học nghỉ không học trực tiếp (nếu trong buổi học có nhiều F0 tại cùng 1 lớp).
+ Nếu không phải là F1: Cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.
+ Nếu F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính: Xác định là F0; tiếp tục cho cách ly tại khu vực cách ly y tế tạm thời của nhà trường; Phối hợp đánh giá tình trạng sức khỏe F0 và tiếp tục triển khai các biện pháp xử lý giống bước 2, mục II. 1.
+ Nếu F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: Thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định (Hiện nay đang áp dụng công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần).
- Cách ly y tế tại nhà như sau:
+ Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 05 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19, phần mềm ứng dụng sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19), các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
+ Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
+ Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,... hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn, nhà trường để theo dõi và xử trí theo quy định.
- Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn; Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo quy định.
Bước 4:
- Đối với lớp có học sinh F0: Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng (nếu có) và khử khuẩn toàn bộ lớp học bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% Clo hoạt tính.
- Đối với học sinh các lớp học khác:
+ Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.
+ Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như Bước 3.
Thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của trường.
Thông báo cho cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn.
Nhà trường cho học sinh nghỉ học ở nhà, báo y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Rà soát các trường hợp F1 ở trong lớp đó và các F1 khác ở ngoài lớp đó (nếu có); sau đó cho di chuyển đến phòng cách ly y tế. Xử lý các trường hợp F1 giống Bước 3, mục II.1
Thông báo cho F1 và cha mẹ học sinh, đưa học sinh về nhà; yêu cầu báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Tổng vệ sinh, khử khuẩn khu vực làm việc, học tập của trường hợp F0.
3. Khi có trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại trường học
Khi phát hiện học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của nhà trường có một trong các triệu chứng như: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp ... tại trường học thực hiện như sau:
Thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường và cha mẹ học sinh.
Cán bộ y tế trường học sử dụng trang phục y tế, cung cấp khẩu trang y tế (nếu chưa có), hướng dẫn đeo đúng cách cho trường hợp nghi mắc. Chuyển trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly y tế: Phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi mắc đến phòng cách ly tạm thời. Hướng dẫn trường hợp nghi mắc di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng. Yêu cầu hạn chế tiếp xúc người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
Thông báo học sinh của lớp, người xung quanh, yêu cầu đeo khẩu trang và nghiêm túc thực hiện 5K.
Đối với lớp học có ca nghi ngờ: Tạm thời cho học sinh ở yên tại lớp đó, chờ kết quả xét nghiệm nhanh vi rút SARS-CoV-2.
Thông báo cho cơ quan y tế địa phương để phối hợp xử trí. Lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho trường hợp nghi nhiễm.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh âm tính: Các lớp học bình thường
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh dương tính: Triển khai 4 bước giống trường hợp F0 tại mục II. 1.
4. Khi có trường hợp F1 tại trường học
Thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường và cha mẹ học sinh.
Cán bộ y tế trường học đeo khẩu trang y tế, sử dụng trang phục y tế, cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho trường hợp F1; yêu cầu hạn chế tiếp xúc, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
Thông báo học sinh của lớp, người xung quanh, yêu cầu đeo khẩu trang và nghiêm túc thực hiện 5K.
Phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp F1 đến phòng cách ly tạm thời. Hướng dẫn trường hợp F1 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.
Thông báo, phối hợp y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho trường hợp F1.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh âm tính: Thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Nếu kết quả xét nghiệm nhanh dương tính: Triển khai 4 bước giống trường hợp F0 tại mục II.1.
Lưu ý: Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, ... hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.
III. BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC
Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn
1. Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K+ vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân” để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục có 01 đầu mối y tế địa phương để liên hệ, hỗ trợ kịp thời. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, có nhiệm vụ kiểm tra công tác phòng, chống dịch; đánh giá mức độ an toàn của đơn vị theo bộ tiêu chí tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Trên đây là Hướng dẫn liên ngành về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 khi học sinh trở lại trường học. Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn liên ngành số 3668/HDLN-SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 và Hướng dẫn Liên ngành số 21306/HDLN-YT-GDĐT ngày 03/12/2021. Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội, đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
SỞ Y TẾ |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
|
PHỤ LỤC
(Kèm theo HDLN số: 489/HDLN-SGDĐT-SYT ngày 28/02/2022 của Liên Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế)
MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC
- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
- Công văn số 1467/BGDĐT-GDTC ngày 28/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
- Công văn số 1583/BGDĐT-GDTC ngày 07/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Kế hoạch số 895/KH-BGDĐT ngày 09/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của ngành Giáo dục năm học 2021-2022.
- Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
- Công văn số 5969/BGDĐT-GDMN ngày 20/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt sổ tay đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2).
- Công văn số 914/BYT-MT ngày 26/02/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.
- Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở trong trường học.
- Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/07/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.
- Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021 của Bộ Y tế về cách ly phòng, chống COVID-19 đối với trẻ em.
- Công văn số 762/BYT-DP ngày 16/11/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế đối với F1.
- Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
- Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.
- Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
- Công văn số 510/BYT-MT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.
- Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà”.
- Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.
- Công văn số 4095/UBND-KGVX ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố về hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1).
- Kế hoạch liên ngành số 18609/KHLN-YT-GDĐT ngày 05/11/2021 của Liên sở Giáo dục và Đào tạo-Y tế về thực hiện công tác y tế trường học năm học 2021-2022./.
HƯỚNG
DẪN VỀ XUẤT VIỆN (F0) VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM COVID-19
(Áp dụng theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc
ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19)
1. Tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người quản lý, chăm sóc tại nhà
Đối với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.
- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
2. Tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị
2.1. Người bệnh COVID-19
-
Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày,
các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước
ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và:
+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện.
+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ vi rút cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).
- Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.
2.2. Người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo
- Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 đỡ, giảm nhiều và hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) từ 3 ngày trở lên và:
+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.
+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ vi rút cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).
2.3. Người bệnh tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi COVID-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác
- Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19.
- Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc các khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị.
3. Theo dõi sau khi ra viện
-
Thông báo cho Y tế cơ sở và CDC địa phương biết và phối hợp: Cơ sở thu dung, điều
trị có văn bản thông báo danh sách những người đủ tiêu chuẩn ra viện (thông tin
ít nhất gồm số điện thoại hoặc/và Email, địa chỉ về lưu trú và bản chụp các giấy
tờ liên quan) cho Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi người khỏi bệnh về lưu trú.
- Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K./.
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TRƯỜNG HỌC
TT |
Tên tiêu chí đánh giá |
Đạt |
Không đạt |
I |
TRƯỚC KHI HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG |
||
Tiêu chí 1 |
Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch), chú ý đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật. |
|
|
Tiêu chí 2 |
Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tiễn dịch bệnh tại địa phương. |
|
|
Tiêu chí 3 |
100% trẻ em mầm non, học sinh phổ thông (gọi chung là học sinh), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động của nhà trường (gọi chung là cán bộ, giáo viên) thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường. |
|
|
Tiêu chí 4 |
100% học sinh và cán bộ, giáo viên thực hiện việc đeo khẩu trang đúng cách. |
|
|
Tiêu chí 5 |
Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp, đồ dùng học tập vả phương tiện đưa đón (nếu có) theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. |
|
|
Tiêu chí 6 |
Có nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường. |
|
|
Tiêu chí 7 |
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học. |
|
|
Tiêu chí 8 |
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm đủ vắc xin phòng chống COVID-19 theo quy định. |
|
|
II |
KHI HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG |
||
Tiêu chí 9 |
Bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên được đo thân nhiệt trước khi vào lớp học. |
|
|
Tiêu chí 10 |
Bảo đảm 100% học sinh mầm non và tiểu học được đón và giao nhận tại cổng trường, khu vực theo quy định của nhà trường đảm bảo an toàn phòng chống dịch. |
|
|
Tiêu chí 11 |
Bảo đảm giãn cách trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo quy định. |
|
|
Tiêu chí 12 |
Thực hiện đầy đủ theo quy định việc lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi lần đưa đón theo quy định, đeo khẩu trang đúng cách trong thời gian ở trường. |
|
|
Tiêu chí 13 |
Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. |
|
|
Tiêu chí 14 |
Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của nhà trường thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. |
|
|
III |
KHI HỌC SINH KẾT THÚC BUỔI HỌC |
|
|
Tiêu chí 15 |
Bảo đảm 100% học sinh, cán bộ, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi rời trường trở về nhà. |
|
|
Tiêu chí 16 |
Bảo đảm 100% học sinh mầm non và tiểu học được nhà trường bố trí giao nhận đầy đủ. |
|
|
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN MỨC ĐỘ AN TOÀN
1. Mức đánh giá và độ an toàn của trường học
Mỗi tiêu chí được đánh giá ở 2 mức: đạt và không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều, thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn, ngược lại số tiêu chí không đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng thấp, trường học càng không an toàn.
2. Phương pháp đánh giá và xếp loại mức độ an toàn
- Đánh giá lần lượt theo từng tiêu chí; các tiêu chí đạt khi và chỉ khi các nội hàm của tiêu chí đều đạt.
- Xếp loại mức độ an toàn:
a) Đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí 1, 4, 5, 8, 12 được đánh giá mức đạt thì trường học được đánh giá đạt mức độ: Thực hiện tốt, trường học an toàn. Khuyến nghị: Thường xuyên kiểm tra để duy trì các tiêu chí đạt.
b) Đạt từ 8 đến 11 tiêu chí, trong đó phải có các tiêu chí 1, 4, 5, 8, 12 được đánh giá mức đạt thì trường học được đánh giá đạt mức độ: Thực hiện khá, trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại, nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở các tiêu chí không đạt.
c) Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ: Thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động./.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID-19 TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ KÝ TÚC XÁ HỌC SINH
TT |
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM |
1. |
Không tổ chức nấu ăn trong phòng |
2. |
Tổ chức khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, các đồ vật trong phòng ở, khu bán hàng/căng tin |
3. |
Tổ chức khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy (nếu có). |
4. |
Tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với khu vực rửa tay, nhà vệ sinh. |
5 |
Tăng cường thông khí tại các phòng trong ký túc xá bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa |
6. |
Tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín). |
7 |
Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ. |
8. |
Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày theo quy định phòng chống dịch. |
9. |
Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh cá nhân theo quy định phòng chống dịch. |
10. |
Bố trí phòng/trạm y tế tại ký túc xá với đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định và có phòng riêng để cách ly học sinh, sinh viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở (trong trường hợp cần thiết). |
11. |
Liên hệ với trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế địa phương theo quy định để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống dịch tại ký túc xá. |
12 |
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy ký túc xá và công tác phòng, chống dịch COVID-19. |