Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 41/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 09/02/2021
Ngày có hiệu lực 09/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn thực phẩm Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội; Quyết định số 184/QĐ-BNN-QLCL ngày 12/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU

- Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản. Giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng Thủ đô, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xut nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát triển bền vững trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

- Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP. Tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

- Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Duy trì và phát triển ứng dụng Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và ATTP nông nghiệp từ cấp Thành phố tới xã, phường, thị trấn, đảm bảo 100% cán bộ làm công tác ATTP các cấp được tập huấn, cập nhật kiến thức về quản lý chất lượng vật tư và ATTP nông nghiệp. Phấn đấu 90% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.

- Tiếp nhận, quản lý và giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý chất lượng vật tư và ATTP nông lâm thủy sản, đảm bảo 100% các thông tin phản ánh về mất ATTP nông, lâm, thủy sản được xác minh, xử lý kịp thời.

- Tổ chức đánh giá thẩm định xếp loại các cơ sở theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện ký cam kết sản xuất an toàn đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đạt 98%.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia giảm 10% so với năm 2020; tiếp tục kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Duy trì, tăng mới 20% chuỗi thực phẩm an toàn nông lâm thủy sản so với năm 2020. Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đạt 50%.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 còn tiếp diễn.

2. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông nghiệp; tiếp tục hoàn thiện các văn bản phân công, phân cấp về quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất lượng, ATTP trên địa bàn Thành phố phù hợp với thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao.

3. Kiện toàn, tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, nâng cao chtiêu được công nhận, chỉ định phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP.

4. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ATTP; tích cực triển khai các Nghị quyết của Chính phủ: số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về việc Ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia năm 2021; tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

5. Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực của Thành phố theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm tập trung, an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

6. Triển khai diện rộng Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn; chuyển mnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản vi phạm các điều kiện đảm bảo ATTP.

7. Phối hợp với các tỉnh, thành phố phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông lâm thủy sản an toàn cho Thành phố, Tăng cường kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.

8. Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan báo, đài, truyền thanh của Trung ương và Hà Nội như Báo Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh và Truyn hình Hà Nội, Báo Nông thôn ngày nay, Thông tấn xã Việt Nam... thực hiện các chương trình, chuyên mục, phóng sự truyền thông về quản lý chất lượng vật tư và ATTP nông nghiệp, tăng cường phổ biến các văn bản mới, kiến thức đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc, lựa chọn thực phẩm an toàn.Tuyên truyền, phbiến các kiến thc pháp luật về ATTP, thông qua website của các đơn vị và xuất bản ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về về quản lý chất lượng, ATTP nông nghiệp. Truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn.

9. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức kiểm tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

10. Quản lý và giải quyết hiệu quả, triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản, chủ động xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP.

11. Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sdụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng ATTP.

12. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giảm tối đa thời gian và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính từ đó tiết kiệm chi phí cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và các cơ quan thực thi nhiệm vụ.

(Nội dung chi tiết và phân công tại phụ lục kèm theo).

[...]