Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2021 về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 30/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2021
Ngày có hiệu lực 05/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH ngày 08/5/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 5047/KH-UBND ngày 12/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Thực hiện Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cQuyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 28/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 7/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 13/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển khai thực hiện Chthị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh;

- Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tập trung ngun lực thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế về ATTP lĩnh vực nông nghiệp được nêu tại Nghị quyết số 231/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh một cách đầy đ, có trách nhiệm; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định v cht lượng, ATTP;

- Kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ với chui giá trị; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cnh tranh đi với hàng hóa nông sản của tỉnh. Đy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sn an toàn tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 100% cán bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn vpháp luật ATTP; 100% người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phổ biến kiến thức về qun lý chất lượng, ATTP, trên 90% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP;

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được thm định (xếp loại định kỳ) đạt yêu cu; 100% số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điu kiện ATTP được ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn và kiểm tra việc thực hiện cam kết; 100% cơ sở sản xut, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo ATTP (GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000 ...);

- 100% số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sn đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm; 100% các sản phẩm OCOP phải đảm bảo các quy định vATTP; sản phm tại vùng sản xut nông nghiệp hàng hóa tập trung được chứng nhận ATTP/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định;

- Phấn đấu 100% các địa phương hoàn thành xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện thực tiễn và cơ bản xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong các khu dân cư;

- Thúc đẩy việc áp dụng quy trình thực hành sn xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); hệ thống phân tích mi nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ...; 100% các đa phương có các mô hình sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi/áp dụng VietGAP, VietGAHP;

- Các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung được kết nối với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, nâng cao trách nhiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật v cht lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới; Tăng cường và hiệu quả sự phối hợp liên ngành trong công tác quản lý chất lượng, ATTP thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh, đảm bảo ATTP hài hòa với các chuẩn mực quốc tế và tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP;

- Ban hành các văn bản, kế hoạch, đề án, tiêu chuẩn cơ s, quy chuẩn kỹ thuật địa phương ... để chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đy đủ trách nhiệm công tác quản lý ATTP theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh từ cp tnh đến cấp xã, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của ngành và hội nhập kinh tế quốc tế. Hàng năm, tổ chức đánh giá, xếp hạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính về ATTP tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công các cấp của tỉnh và giảm ti đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

[...]