Kế hoạch 3876/KH-UBND năm 2019 về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 3876/KH-UBND
Ngày ban hành 26/06/2019
Ngày có hiệu lực 26/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3876/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 26 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn.

- Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế được thu gom, phân loại, vận chuyn theo đúng quy định và được xử lý triệt để bằng các công trình xử lý môi trường tại các cơ sở y tế đã được đầu tư ở mức tối đa có thể.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Chất thải y tế nguy hại và các chất thải y tế thông thường phải được thu gom, phân loại riêng theo đúng quy định về quản lý chất thải y tế và phân loại riêng với chất thải y tế thông thường ngay tại nguồn phát sinh và tại thời điểm phát sinh.

II. NỘI DUNG

1. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:

a) Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:

* Y tế tuyến tỉnh:

- 07 Trung tâm y tế tuyến tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Pháp y.

- 01 Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản trực thuộc Sở Y tế.

- 06 đơn vị khám chữa bệnh, bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (hạng 2), Bệnh viện II Lâm Đng (hạng 2), Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch (hạng 2), Bệnh viện YHCT Bảo Lộc (hạng 3), Bệnh viện Phục hồi chức năng (hạng 3) và Bệnh viện Nhi.

* Tuyến y tế cơ sở:

- Tuyến huyện: 12 Trung tâm y tế (TTYT) huyện, thành phố được tổ chức thống nhất trên toàn tỉnh, thực hiện chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; 23 Phòng khám đa khoa Trung tâm, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh.

- Tuyến xã, phường, thị trấn: 147 Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý của Trung tâm Y tế huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế.

- Y tế thôn bản: Hiện tại có 1.419 nhân viên y tế thôn bản, khu phố hoạt động/1.569 thôn bản, khu phố (chiếm tỷ lệ 90,4%); trong đó nhân viên y tế thôn bản thuộc xã đang hoạt động là 1.066/1.118 thôn bản (chiếm tỷ lệ 95,3%).

- Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đng đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm tỉnh, thành phố, huyện ( 60 km), địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế (CTYT) tập trung hoặc theo cụm bệnh viện.

- Nhiều đặc điểm môi trường khác cần được chú ý khi xây dựng các công trình xử lý chất thải: địa hình bằng phẳng nhưng trũng, trong một khu vực hệ thống thoát nước công cộng thường xuyên bị tắc nghẽn cục bộ nên dễ bị ngập úng trong mùa mưa lũ; các bệnh viện có diện tích không lớn, đa s năm ở vùng thành thị, gần khu dân cư.

b) Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:

- Chất thải rắn y tế: Theo số liệu thống kê và tính toán sơ bộ năm 2018, tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đng là 902,66 kg/ngày (tương đương 329.472,47 kg/năm) trong đó chất thải lây nhiễm là 309,27 kg/ngày (112.885,37 kg/năm); chất thải y tế thông thường là 572,46 kg/ ngày (208.949 kg/năm); chất thải nguy hại không lây nhiễm là 20,93 kg/ngày (7.638,10 kg/năm).

- Công tác thu gom vận chuyển và xử lý còn nhiều hạn chế, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đng nếu không kịp thời xử lý.

Thành phần phát sinh chất thải rắn từ các cơ sở bao gồm:

[...]