Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2021 về thu gom, lưu giữ, chuyển giao xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại phát sinh số lượng dưới 600kg/năm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 227/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2021
Ngày có hiệu lực 02/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THU GOM, LƯU GIỮ, CHUYỂN GIAO XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỐI VỚI CÁC CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH SỐ LƯỢNG DƯỚI 600KG/NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Thu gom, lưu giữ, chuyển giao xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh số lượng dưới 600kg/năm trên địa bàn tỉnh vi các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với quy định pháp luật để tạo thuận lợi trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, theo đặc thù của tỉnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho cộng đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Chủ nguồn thải phát sinh slượng CTNH thấp hơn 600kg/năm được chuyển giao cho đơn vị xử lý CTNH đủ điều kiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các Chủ nguồn thải trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH.

2. Yêu cầu

- CTNH phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được thu gom, phân loại, chuyển giao xử lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính ph, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 - Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Tĩnh.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT SINH, QUẢN LÝ CTNH CỦA CÁC CHỦ NGUỒN THẢI CÓ KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH DƯỚI 600 KG/NĂM

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã và đang hình thành khối lượng lớn CTNH cần được thu gom, vận chuyển, xử lý. Ngoài các cơ sở phát sinh khối lượng lớn CTNH từ 600 kg/năm trở lên đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hiện nay theo kết quả rà soát của các địa phương, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh CTNH với khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 và Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, chủ nguồn thải CTNH có khối lượng phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm dưới 600 kg/năm phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng việc lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu. Tuy nhiên, qua theo dõi công tác quản lý CTNH trong thời gian qua cho thấy phần lớn các cơ sở phát sinh CTNH dưới 600 kg/năm chưa thực hiện quy định này.

Các cơ sở này chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành nghề như: kinh doanh xăng dầu; kinh doanh, sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe máy; trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ khí; sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ; sản xuất vật liệu xây dựng (trạm trộn bê tông, sản xuất gạch ngói... ); khai thác, chế biến khoáng sản; In ấn..., trong đó:

- Về thành phần CTNH phát sinh: tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề mà thành phần CTNH khác nhau:

+ Cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng: dầu nhớt thải, cặn xăng dầu thải, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, bao bì cứng thải, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in...

+ Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy: Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang, các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có amiăng, Nước làm mát động cơ nhiễm thành phần nguy hại, chai đựng dầu nhớt, mỡ bôi trơn các loại, Pin, ắc quy chì thải, lõi lọc dầu đã qua sử dụng, cặn sơn dung môi, hộp mực in thải...

+ Trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: xác động vật chết do dịch bệnh, dầu thải, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, bao bì thuốc thú y thải, bao bì đựng hóa chất thải...

+ Cơ sở sản xuất, gia công cơ khí: dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình, đá mài, giấy ráp đã qua sử dụng có thành phần nguy hại, que hàn thải, xỉ hàn có kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại, sáp và mỡ đã qua sử dụng, nước thải từ quá trình mạ điện, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại,...

+ Cơ sở sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ: mùn cưa, ...có nhiễm thành phần nguy hại, dầu mỡ động cơ thải, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, dung môi tẩy sơn, vecni thải, cặn sơn, vecni thải, ắc quy thải...

+ Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: dầu thải, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, bụi khí thải có thành phần nguy hại, sản phẩm thải cha hắc ín, bóng đèn huỳnh quang thải,...

+ Cơ sở in ấn: mực in thải, bùn mực thải, hộp mục in thải, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau nhiễm thành phần nguy hại...

+ Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản:

[...]