ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2520/KH-UBND
|
Lai
Châu, ngày 04 tháng 11 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LAI CHÂU
Thực hiện Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất
thải nguy hại; Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 của liên Bộ: Y tế, Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế. Ủy ban nhân dân tỉnh
Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích:
- Thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý chất thải y tế nguy hại
trên địa bàn tỉnh;
- Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ
các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được thu gom, phân loại, vận chuyển theo đúng
quy định và được xử lý triệt để bằng các công trình xử lý môi trường tại các cơ
sở y tế đã được đầu tư ở mức tối đa;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các chủ cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử
lý chất thải y tế nguy hại.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng theo các quy định của
pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của
tỉnh;
- Chất thải y tế nguy hại và các chất
thải y tế thông thường phải được thu gom, phân loại riêng theo đúng quy định về
quản lý chất thải y tế và phân loại riêng với chất thải y
tế thông thường ngay tại nguồn phát sinh và tại thời điểm
phát sinh.
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về các cơ sở y tế,
chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh:
1.1. Tổng quan về các cơ sở
y tế trên địa bàn tỉnh
Hệ thống mạng lưới y tế của tỉnh ngày
càng được củng cố và hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Hệ thống cơ sở y tế có phát sinh chất
thải y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu có: 03 bệnh viện tuyến tỉnh; 03 trung tâm
chuyên khoa tuyến tỉnh; 09 trung tâm y tế tuyến huyện, 04
đơn nguyên điều trị nội trú, 105 trạm y tế tuyến xã và 48 cơ sở hành nghề y tư
nhân.
- 03 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi, Bệnh viện Y
học cổ truyền.
- 03 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh:
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm pháp Y tỉnh, Trung tâm kiểm nghiệm
Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm.
- 09 trung tâm y tế tuyến huyện: Trung
tâm Y tế huyện Mường Tè, Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, Trung tâm Y tế huyện
Tam Đường, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, Trung tâm Y tế huyện Than Uyên,
Trung tâm Y tế huyện Tân Uyên, Trung tâm Y tế thành phố
Lai Châu, Trung tâm Y tế huyện Nậm Nhùn, Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ, Bệnh viện
Đa khoa Sìn Hồ (cơ sở 2).
- 04 đơn nguyên điều trị nội trú.
- 105 trạm y tế tuyến xã.
- 48 cơ sở hành nghề y tư nhân trong
đó phòng khám chuyên khoa 46, phòng khám đa khoa 02.
1.2. Số
lượng, loại chất thải
y tế nguy hại phát sinh
tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
a) Số lượng
Khối lượng chất thải y tế nguy hại
phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ ước tính khoảng 395
kg/ngày, tương đương 144,175 tấn/năm. Lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh chủ yếu từ các cơ sở khám chữa bệnh, cụ thể như sau:
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Số giường bệnh 621; Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng
75 kg/ngày, tương đương 27,375 tấn/năm;
- Bệnh viện Lao và bệnh phổi: Số giường bệnh 85; Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ 20
kg/ngày, tương đương 7,3 tấn/năm;
- Bệnh viện Y học Cổ truyền: Số giường bệnh 96; Khối lượng chất thải
y tế nguy hại phát sinh từ 20 kg/ngày, tương đương 7,3 tấn/năm;
- Các trung tâm y tế huyện: Số
giường bệnh 1.121; Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ
20 kg/ngày (7 bệnh viện tuyến huyện bằng 140kg/ngày),
tương đương 51,1 tấn /năm
- Các Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh:
Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ 6 kg/ngày, tương đương 2,19 tấn/năm;
- Trạm Y tế xã/phường:
Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 42 kg/ngày, tương đương
15,33 tấn/năm;
- 48 Phòng khám tư nhân: Khối lượng
chất thải y tế nguy hại phát sinh từ 92 kg/ngày, tương đương 33,58 tấn/năm;
Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng do các
đơn vị khám chữa bệnh không ngừng phát triển, mở rộng dịch
vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới và nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của
nhân dân ngày càng cao. Chất thải y tế nguy hại phát sinh nếu không được xử lý
hoặc xử lý không đúng quy trình kỹ thuật sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ y tế và cộng đồng dân cư và môi trường xung
quanh.
b) Loại chất thải y tế nguy hại phát
sinh tại các cơ sở y tế
Chất thải y tế nguy hại là chất thải
y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác
vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại
không lây nhiễm.
- Chất thải lây nhiễm gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất
thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng
bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò;
kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn chiếm khoảng 12% tổng lượng
chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 47,4 kg/ngày;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu, dịch sinh học của
cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly... Chất thải lây nhiễm không sắc
nhọn chiếm khoảng 80% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 316 kg/ngày;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm,
chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học
cấp II trở lên theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao chiếm khoảng 2% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh,
tương đương 7,9 kg/ngày;
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ
phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. Chất
thải giải phẫu chiếm khoảng 3% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh,
tương đương 111,85 kg/ngày;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm
gồm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy
hại; Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ
nhà sản xuất; Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy
ngân và các kim loại nặng; Chất hàn răng amalgam thải bỏ. Chất thải nguy hại
không lây nhiễm chiếm khoảng 2% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh,
tương đương 7,9 kg/ngày.
- Chất thải nguy hại khác theo quy định
tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại này chiếm
khoảng 1% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh, tương đương 3,95
kg/ngày.
1.3. Hiện trạng công tác quản lý
và năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các
cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 cơ
sở y tế được trang bị lò đốt chất thải y tế nguy hại
trong đó: Trên địa bàn thành phố Lai Châu có Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang
bị lò đốt với công suất thiết kế 50 - 70kg/h và đầu tư
thêm hệ thống hấp ướt công suất thiết kế 50-75kg/h, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi,
Bệnh viện y học cổ truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đều
được trang bị lò đốt với công suất thiết kế từ 5 - 25kg/h. Các Bệnh viện -
Trung tâm Y tế tuyến huyện được đầu tư lò đốt với công suất 25kg/h để xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở. Trung tâm Y tế huyện
Than Uyên được trang bị thêm hệ thống hấp ướt với công suất 35kg/h. Tuy nhiên,
một số lò đốt đã bị xuống cấp, hiệu
quả thấp dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Còn lại
các trạm y tế, các cơ sở y tế tư nhân chưa được trang bị
lò đốt, phải xử lý bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn theo
quy định của pháp luật.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa có cơ
sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có Giấy phép hành nghề quản lý chất thải
nguy hại, trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế nguy
hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Các cơ sở y tế phát sinh lượng chất
thải ít không ký được hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải nguy hại tập trung tại các cơ sở y tế.
2. Kế hoạch thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh:
2.1. Kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại
a) Phương thức phân loại, thu gom:
Các cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện
phân loại, thu gom chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Điều 6, Điều
7 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, trong
đó:
- Phân loại: Đối với chất thải rắn y
tế nguy hại phải phân loại riêng chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y
tế thông thường ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm
phát sinh.
- Thu gom: Tần suất thu gom chất thải
lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
ít nhất là 01 (một) lần/ngày. Riêng đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu
gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu
lưu giữ tạm thời hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
b) Lưu giữ
- Yêu cầu đối với khu vực lưu giữ chất
thải y tế: Các cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phải có khu vực
lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục 03, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải
y tế thông thường phải lưu giữ riêng biệt tại khu vực lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Chất thải lây nhiễm và chất thải
nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng, trừ trường hợp các loại chất thải
này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
+ Đối với chất thải lây nhiễm phát
sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không
quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất
thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ
trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
+ Đối với chất thải lây nhiễm được vận
chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm, phải ưu tiên xử lý
trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa
không quá 02 ngày;
- Yêu cầu về dụng cụ, thiết bị lưu chứa
chất thải y tế nguy hại:
+ Có thành cứng, không bị thủng, vỡ,
rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải và phải có nắp đậy kín và chống
được sự xâm nhập của các loài động vật.
+ Có biểu tượng, trên bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục 02 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015.
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất
thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có
khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có
tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải - ở dạng lỏng phải có nắp đậy chống
bay hơi và tràn đổ chất thải.
c) Phương thức vận chuyển chất thải y
tế nguy hại:
Phương thức vận chuyển chất thải rắn
y tế nguy hại bằng xe và thiết bị chuyên dụng, theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự
cố; có sổ ghi chép giữa bên giao, bên nhận cụ thể.
- Đối
với các cơ sở xử lý tại chỗ:
Thực hiện vận chuyển chất thải y tế
nguy hại từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế của đơn vị để xử lý đảm bảo đúng quy trình.
- Đối với các cơ sở xử lý theo cụm:
Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại
từ các cơ sở y tế phát sinh trong cụm đến cơ sở xử lý của cụm phải thực hiện bằng
các hình thức sau:
+ Các cơ sở y tế trong cụm tự vận
chuyển chất thải y tế nguy hại đến cơ sở xử lý của cụm theo Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh
và đáp ứng các quy định sau: Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải
sử dụng xe thùng kín hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận
chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử
lý của cụm nhưng phải đáp ứng yêu cầu theo quy định; Chất thải lây nhiễm trước
khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm
không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận
chuyển.
+ Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
làm đầu mối thu gom chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các Trạm y tế xã, phường,
thị trấn trên địa bàn đến cơ sở xử lý của cụm.
+ Cơ sở y tế trong cụm tự thuê đơn vị
bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy
phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của
cơ sở y tế đến cơ sở xử lý của cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ
hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm
nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải
báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều
23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
+ Trong quá trình vận chuyển chất thải
y tế từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý chất thải y tế của cụm,
khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện
ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp
luật.
- Tần suất vận chuyển chất thải y
tế nguy hại tới cụm xử
lý
Các cơ sở y tế trong cụm vận chuyển
chất thải y tế nguy hại tới cơ sở y tế xử lý của cụm với tần suất phải đảm bảo
về thời gian lưu giữ theo quy định.
2.2. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo cụm cơ sở y tế
a) Đối với chất thải rắn y tế nguy hại
- Đối với các cơ sở xử lý theo cụm:
Chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế
được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm.
Các cơ sở y tế không có hệ thống, thiết bị xử lý chất thải
y tế nguy hại theo quy định sẽ được áp dụng mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại
theo cụm cơ sở y tế.
Thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại
của cơ sở xử lý cho cụm phải được đầu tư đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường
và vận hành thường xuyên, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và ghi đầy đủ thông tin
vào sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định.
Trường hợp chất thải y tế nguy hại phát sinh vượt quá khả năng xử lý của cơ sở
xử lý theo cụm thì các cụm (đơn vị xử
lý) phải ký hợp đồng với cơ sở xử
lý chất thải nguy hại có Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (trong
đó có chức năng xử lý chất thải y tế
nguy hại) được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp phép để xử lý.
Tuyến tỉnh,
thành phố: Đặt hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Tuyến huyện: Đặt hệ thống xử lý chất
thải y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa huyện Than Uyên (Trung tâm y tế huyện
Than Uyên).
Cụ thể về các cụm xử lý như sau:
* Cụm 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu (đơn
vị xử lý): Thực hiện
xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và xử lý chất thải y tế
nguy hại cho các Bệnh viện và trung tâm y tế chuyên khoa tuyến tỉnh
trên địa bàn thành phố, 02 Trung tâm y tế đa chức năng của huyện Phong Thổ
và huyện Tam Đường, các Trạm Y tế xã, phường và các cơ sở hành
nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Lai Châu.
* Cụm 2: Trung tâm Y tế huyện Than Uyên (đơn vị xử lý):
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại 02 Trung tâm y tế đa chức
năng của huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên, các trạm y tế xã, các cơ sở y tế
tư nhân trên địa bàn huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên.
- Đối với các cơ sở xử lý tại chỗ:
Đối với các cơ sở y tế không thuộc
danh mục các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm và đã được
đầu tư công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đảm bảo theo quy định thì tự xử
lý chất thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động của đơn vị: Trung tâm y tế đa
chức năng huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn và bệnh viện đa khoa Sìn Hồ (cơ sở
2). Trường hợp chất thải y tế nguy hại phát sinh vượt quá khả năng xử lý của cơ
sở thì phải ký hợp đồng với cơ sở xử lý chất thải nguy hại có Giấy phép hành
nghề quản lý chất thải nguy hại (trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để
xử lý.
- Đối với các cơ sở y tế còn lại
Được áp dụng các phương pháp xử lý và
tiêu hủy chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và của Bộ Y tế hoặc tiến hành ký hợp đồng với cơ sở xử lý
chất thải nguy hại có Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (trong
đó có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để xử
lý.
- Tổng hợp Kế hoạch thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
(theo
Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch)
b) Đối với nước thải y tế
Nước thải y tế phải quản lý, xử lý
theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
- Kinh phí sự nghiệp môi trường và
các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác;
- Nguồn kinh phí thu từ các cơ sở y tế
xử lý theo mô hình cụm;
- Kinh phí thường xuyên của các đơn vị
(đối với các cơ sở xử lý tại chỗ).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan chỉ đạo
các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực
hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh thực hiện việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử
lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch
số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, hướng dẫn chi tiết việc sử dụng
các phương tiện vận chuyển thích hợp để tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ
cơ sở phát sinh đến cơ sở xử lý cho cụm và các nội dung khác trong Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường, việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải
y tế đặc biệt là chất thải y tế nguy
hại theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Kịp thời thông tin, đề xuất và phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng,
điều chỉnh Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành trong
trường hợp nội dung kế hoạch không phù hợp với điều kiện
thực tế hoặc không phù hợp với những nội dung điều chỉnh của các văn bản pháp
luật;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
và các cơ quan có liên quan hướng dẫn xây dựng đơn giá xử lý chất thải y tế
nguy hại đối với các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm;
- Hàng năm đề xuất, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình xử lý chất
thải y tế nguy hại cho các cụm xử lý; kinh phí quan trắc chất lượng môi trường
định kỳ theo quy định để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đến môi trường;
- Tổng hợp, báo
cáo kết quả công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 (B) ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ
Y tế trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan
có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
nghiêm túc triển khai thực hiện.
- Chủ trì hướng dẫn các phương pháp xử
lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại và các biện pháp xử
lý nước thải y tế phù hợp theo quy định, hướng dẫn của Bộ
Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho các cơ sở y tế không
thuộc danh mục các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm nêu trong Kế hoạch này;
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn,
hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc
thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Thông
tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, hướng dẫn chi tiết
việc sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp để tự vận
chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở đến cơ sở xử lý
cho cụm và các nội dung khác theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiến
hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định
về quản lý chất thải y tế đặc biệt là chất thải y tế nguy
hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-B T-BTNMT.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và
các cơ quan liên quan xây dựng, điều chỉnh Kế hoạch theo đúng quy định hiện
hành trong trường hợp nội dung kế hoạch không phù hợp với
điều kiện thực tế hoặc không phù hợp với những nội dung
điều chỉnh của các văn bản pháp luật.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ về kết quả
quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải y tế) theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND
tỉnh phương án cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án quản
lý chất thải y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; kinh phí vận hành
công trình xử lý chất thải y tế nguy hại và quan trắc chất
lượng môi trường định kỳ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các công trình xử lý đến môi trường.
4. Sở
Tài chính
- Tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường, phân bổ cho Sở Y tế
hỗ trợ các cơ sở y tế công lập trong công
tác xử lý chất thải y tế nguy hại; kinh phí vận hành công trình xử lý chất thải
y tế nguy hại và quan trắc chất lượng môi trường định kỳ để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các công trình xử lý đến môi trường;
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn xây
dựng đơn giá xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế xử lý theo cụm.
5. Sở Xây dựng
Thẩm định thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng các công trình y tế phải đáp ứng yêu cầu về xử
lý chất thải y tế.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp
các đơn vị liên quan thẩm định, lựa chọn về công nghệ,
thiết bị xử lý chất thải y tế đáp ứng yêu cầu theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng
và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền rộng rãi nội dung Kế hoạch này tới toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
8. Công an tỉnh
Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc thu
gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh, kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế
để thực hiện tốt công tác quản lý về chất thải y tế nguy hại trên
địa bàn tỉnh.
9. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên
và Môi trường và các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản
lý và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn.
- Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp
luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan
trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong hoạt động thanh
tra, kiểm tra công tác quản lý chất thải y tế của các cơ sở
y tế trên địa bàn quản lý.
10. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện quản lý chất thải y tế
theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Thông tư liên tịch số
58/TTLT-BYT-BTNMT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Phân công 01 Lãnh đạo phụ trách về
công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ
sở.
- Lập và ghi đầy đủ thông tin vào sổ
giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư
liên tịch số 58/2015/TT-BYT-BTNMT, sử dụng sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại
thay thế cho chúng từ chất thải y tế nguy hại khi chuyển
giao.
- Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc
ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải y tế.
- Thống nhất đơn giá xử lý chất thải
y tế nguy hại trong cụm xử lý với cơ sở xử lý cho cụm theo hướng dẫn của Sở Y tế,
Sở Tài chính.
- Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp
luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối
tượng liên quan. Hằng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất
thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng
có liên quan.
- Báo cáo kết quả quản lý chất thải y
tế của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục
06 ban hành kèm theo Kế hoạch này về Sở Y tế, Sở
Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp
theo.
- Đối với các cơ sở thực hiện xử lý
chất thải y tế cho cụm phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận
chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải trên phương tiện vận chuyển theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu
có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo
cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Y tế để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ TNMT (Báo
cáo);
- Bộ Y tế (Báo
cáo);
- TT.Tỉnh ủy (Báo
cáo);
- TT.HĐND tỉnh
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành trực thuộc UBND
tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm THCB tỉnh;
- Lưu: VT, VX (đc
Mai), KTN (đc Hải).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Trọng Hải
|
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN,
XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Kế hoạch số 2520/KH-UBND ngày 04/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
TT
|
Nội
dung
|
Địa
điểm thực hiện
|
Công
suất xử lý CTYTNH (kg/h)
|
Phạm
vi thực hiện
|
Đơn
vị thu gom, vận chuyển
|
I
|
Các
cụm xử lý chất thải y tế
|
1
|
Cụm 1:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu
|
Phường Đông Phong, thành phố Lai
Châu
|
Máy hấp ướt kết hợp nghiền cắt: 50
- 70 kg/h
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy
hại phát sinh tại đơn vị và xử lý chất thải y tế nguy hại cho các Bệnh viện,
Trung tâm Y tế, Trạm Y tế xã, phường và các cơ sở hành
nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Lai Châu và hai bệnh viện huyện Phong
Thổ, Tam Đường
|
Xe chuyên dụng thu gom chất thải của
bệnh viện đa khoa tỉnh, hoặc các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn
vị vận chuyển
|
2
|
Cụm 2:
Trung tâm y tế huyện Than Uyên
|
Trung tâm huyện Than Uyên
|
Máy hấp ướt kết hợp nghiền cắt: 25 - 35 kg/h
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy
hại phát sinh tại đơn vị và xử lý chất thải y tế nguy hại cho Bệnh viện Tân
Uyên, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế trên địa bàn hai huyện và
các cơ sở hành nghề y tư nhân thuộc hai huyện trên.
|
Xe chuyên dụng thu gom chất thải của
bệnh viện đa - Trung tâm y tế huyện Than Uyên, hoặc các cơ sở trong cụm tự vận
chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
II
|
Đơn
vị tự xử lý
|
1
|
Trung
tâm Y tế huyện Mường Tè
|
Trung
tâm huyện
|
Lò đốt
25kg/h
|
Tại
cơ sở
|
Cán
bộ, nhân viên của cơ sở
|
2
|
Trung
tâm Y tế huyện Sìn Hồ
|
Trung
tâm huyện
|
Lò đốt
25kg/h
|
Tại
cơ sở
|
Cán
bộ, nhân viên của cơ sở
|
3
|
Bệnh
viện đa khoa Sìn Hồ (cơ sở 2)
|
Trung
tâm huyện
|
Lò đốt
25kg/h
|
Tại
cơ sở
|
Cán
bộ, nhân viên của cơ sở
|
4
|
Trung
tâm y tế huyện Nậm Nhùn
|
Trung
tâm huyện
|
Lò đốt
|
Tại
cơ sở
|
Cán
bộ, nhân viên của cơ sở
|
5
|
Các
cơ sở tự xử lý không đủ năng lực xử lý chất thải nguy hại phát sinh; các cơ sở
y tế không thuộc các cơ sở xử lý theo mô hình cụm và chưa được đầu tư công
trình xử lý chất thải đảm bảo theo quy định.
|
|
Theo
khối lượng phát sinh
|
Tại
cơ sở
|
Hợp
đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý có chức năng
|