Kế hoạch 3306/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình 32-CTr/TU và Nghị quyết 88/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3306/KH-UBND
Ngày ban hành 04/10/2022
Ngày có hiệu lực 04/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3306/KH-UBND

Kon Tum, ngày 04 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 32-CTR/TU NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY KON TUM VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ “Về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Thực hiện Chương trình số 32-CTr/TU ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch hành động với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Chương trình 32-CTr/TU ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” sát với tình hình thực tế của địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum trong việc thực hiện Chương trình số 32-CTr/TU ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng gắn với việc bảo tồn và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia (Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình số 32-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum và các văn bản pháp luật về địa chất, khoáng sản).

- Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền: hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công cụ mạng xã hội; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản phải được xác định là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh.

* Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2. Tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

- Rà soát các quy định quản lý Nhà nước về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn để phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành pháp luật về địa chất, khoáng sản và pháp luật liên quan tại địa phương, tích cực tham gia góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình mới.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành, địa phương liên quan.

* Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu của các cơ quan cấp trên và đề xuất tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Phối hợp trong công tác điều tra địa chất và khoáng sản.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, liên quan đến địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các đề án, dự án điều tra, đánh giá địa chất và khoáng sản đạt chất lượng, hiệu quả. Cung cấp thông tin, số liệu các khu vực hoạt động khoáng sản, các khu vực đề xuất cần điều tra đánh giá để đưa vào điều tra đánh giá, tổng hợp về khoáng sản.

- Phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra địa chất, hoạt động khoáng sản và công tác bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, trật tự, quốc phòng… đặc biệt chú trọng đối với các khu vực có rừng tự nhiên, khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng đặc dụng và khu vực biên giới.

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan.

* Thời gian thực hiện: Đến năm 2025 hoàn thành Đề án "Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội" liên quan đến địa bàn tỉnh; Các năm tiếp theo khi phát sinh các nhiệm vụ, đề án mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

[...]