Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Số hiệu 105/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2022
Ngày có hiệu lực 05/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Lê Quang Tiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 22-CTR/TU NGÀY 20/4/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW, NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Hướng dẫn số 46-HD/BTGTW ngày 04/4/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TW) với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 10-NQ/TW; xác định nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp hữu hiệu trong thời gian tiếp theo.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan, các huyện ủy, thành ủy:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản, về vai trò, vị trí của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng. Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp hài hòa với bảo tồn, dự trữ cho tương lai.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về địa chất, khoáng sản:

+ Tiến hành rà soát, kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cải cách hành chính, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế của tỉnh. Rà soát những quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định.

+ Tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nội dung về công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

+ Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách. Ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên đối với một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất - mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật thấp kém.

- Sở Công Thương, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng các nội dung liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách xuất - nhập khẩu và dự trữ khoáng sản, bảo đảm cân đối nhu cầu trước mắt với dự trữ khoáng sản lâu dài; xuất khẩu khoáng sản trên cơ sở cân đối hiệu quả đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan thẩm tra các dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Khuyến khích hợp tác, đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chế biến khoáng sản.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

[...]