Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 203/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2022
Ngày có hiệu lực 23/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10-02-2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10-02-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Căn cứ Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 07-6-2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU:

- Tổng quát: nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 07-6-2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10-02-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xác định các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan cùng thực hiện để phát triển ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của tỉnh.

- Cụ thể:

+ Đến năm 2030: tập trung điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đối với các khu vực có triển vọng về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp để quy hoạch và dự trữ khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chú trọng lựa chọn, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Xác định quy mô khai thác hợp lý, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

+ Tầm nhìn đến năm 2045: huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thành 100% việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên địa chất khác (địa chất đô thị, địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, tai biến địa chất...). Hoàn thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về tài nguyên khoáng sản.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản:

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy, phục vụ cho công tác quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá khoáng sản đối với các dự án đang thực hiện; đồng thời rà soát các khu vực đất bị hoang hoá, không thể canh tác và các khu vực khác có tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, san lấp để điều tra, đánh giá đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng, san lấp các công trình dự án của tỉnh trong thời gian tới phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản:

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản dưới mọi hình thức (các hội nghị, hội thảo, báo, đài, truyền thông, mạng xã hội... các hình thức phù hợp khác) nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; vị trí, vai trò của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến ngay sau khi các văn bản được ban hành đến các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước:

- Về quy hoạch: rà soát, thống kê, kiểm kê trữ lượng các mỏ khoáng sản; cân đối nhu cầu sử dụng khoáng sản để hoàn thành Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo hài hoà nhu cầu trước mắt cũng như dự trữ cho tương lai, chú trọng bảo vệ môi trường, cảnh quan.

- Về công tác cấp phép hoạt động khoáng sản:

+ Thực hiện thống nhất chủ trương đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản nằm trong quy hoạch nhưng chưa cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

+ Đối với trữ lượng khoáng sản đã cấp phép: rà soát các giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác đã cấp nhưng không triển khai thực hiện dự án, nếu đủ điều kiện thu hồi để thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện. Đồng thời rà soát lại trữ lượng các giấy phép đã cấp, các khu vực giấy phép có diện tích, quy mô nhỏ lẻ, có nguy cơ mất an toàn thì khi giấy phép hết hạn, không gia hạn.

+ Rà soát toàn bộ các giấy phép khai thác than bùn đã cấp nhưng chưa đầu tư nhà máy chế biến theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh gắn với rà soát các điều kiện về tiến độ đầu tư theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đầu tư, nếu đủ điều kiện thu hồi và thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng đấu giá tập trung các mỏ chỉ một đơn vị trúng đấu giá để đầu tư nhà máy chế biến tập trung tránh manh mún, nhỏ lẻ.

+ Ưu tiên thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cấp phép các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án công trình trọng điểm của tỉnh; cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản.

+ Rà soát sắp xếp lại các cơ sở có quy mô nhỏ, nhất là các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng; nâng cấp, cải tạo, hiện đại hoá công nghệ đối với các cơ sở khai thác, chế biến cũ; dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn và gây ô nhiễm môi trường.

- Về quy mô thăm dò, khai thác:

+ Đối với các khu vực hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh:

* Giai đoạn từ nay đến năm 2030: giữ nguyên quy mô thăm dò, khai thác (diện tích, độ sâu) các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh vá cấp phép khai thác (Chi tiết Phụ lục 01 kèm theo).

[...]