Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 28/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2020
Ngày có hiệu lực 26/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Cà Mau, ngày 26 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn thể cán bộ và nhân dân.

- Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu:

- Tạo sự thống nhất trong toàn tỉnh về nhận thức và hành động trước tác động của biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai cực đoan, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân, sự phát triển bền vững.

- Các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Bố trí nguồn lực, kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện các giải pháp nêu trong kế hoạch, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn hp pháp khác.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW đến cán bộ, công chức, viên chức các cấp và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục tuyên truyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết s 24-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Hi nghị lần thứ 7 Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 19-8-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

2. Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách và lồng ghép công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương:

- Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Chú trọng công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Thực hiện sàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư phát triển phải dựa trên các tiêu chí về môi trường, hạn chế tối đa ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư, vùng ven biển.

3. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các ngành, các cấp và doanh nghiệp:

- Phòng ngừa, kiểm soát các dự án đầu tư có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để ngăn ngừa các dự án có phát sinh chất thải khó xử lý.

- Tổ chức thẩm định công nghệ dự án trước khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm soát việc sử dụng công nghệ lạc hậu và ngăn chặn việc nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện đã qua sử dụng tiềm ẩn các chất nguy hại, gây ô nhiễm môi trường.

- Kiểm soát chặt ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các doanh nghiệp phát sinh chất thải ở trong và ngoài khu, cụm công nghiệp.

- Phân vùng theo mức độ ô nhiễm môi trường để có biện pháp quản lý chất lượng môi trường sống, sinh thái, cảnh quan. Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí và nguồn nước thải, chất thải nguy hại, chất thải y tế nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống. Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn, các khu vực có tính chất làng nghề và khu vực chăn nuôi tập trung.

- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chống rác thải nhựa trên địa bàn toàn tỉnh, hạn chế và tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, hoàn thiện hệ thống thu gom rác thải, đẩy mạnh việc tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp rác thải. Xử lý triệt đtình trạng ô nhiễm ở các bãi thải gn khu tập trung dân cư, không để người dân sinh sống tại các khu vực lân cận bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm bãi thải gây ra.

- Tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc để nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh quản trị môi trường trong các doanh nghiệp, bố trí nhân lực có chuyên môn để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại cơ sở.

- Tăng cường năng lực dự báo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường. Trang bị hệ thống cảnh báo sớm các sự cố môi trường, bao gồm hệ thống máy móc thiết bị, chương trình nghiên cứu, thiết lập cơ sở dữ liệu,... ở vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, sự cố môi trường.

[...]