Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kết luận 13-KL/TU về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU và Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tại Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 135/KH-UBND
Ngày ban hành 23/05/2018
Ngày có hiệu lực 23/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Thành
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TU NGÀY 25/3/2014 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TU NGÀY 21/5/2002 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG (KHÓA VII) VÀ KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 21/02/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TẠI HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2020

Thực hiện Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về đy mạnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/5/2002 của Ban Thường vThành ủy Hải Phòng (Khóa VII) và Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tại Hải Phòng; Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng kế hoch triển khai thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020 với các ni dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm quán triệt và triển khai, cụ thể hóa những nội dung Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị và Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đi mới, phát triển và nâng cao hiệu qukinh tế tập thể tại Hải Phòng trong giai đoạn 2018 - 2020.

Quyết tâm đưa kinh tế tập thể của thành phố thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng lớn hơn trong GRDP thành phố. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố.

Phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; hỗ trợ cho thành viên, kinh tế hộ phát triển hiệu quả, bền vững.

2. Yêu cầu

Thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Phát triển kinh tế tập thể phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành ph; củng cố các hợp tác xã hiện có, quan tâm phát triển hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp và một số hợp tác xã trong các lĩnh vực, ngành nghề mới như hợp tác xã vệ sinh môi trường, hp tác xã quản lý chợ, hợp tác xã bán lẻ, hợp tác xã kinh doanh nước sạch.

Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên và qun chúng nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể và các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, Luật Hp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm thay đổi cơ bản nhận thức về tầm quan trọng của thành phần kinh tế này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể từ cấp thành phố, cấp quận, huyện đến xã, phường, thị trấn. Nâng cao, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các hợp tác xã trên địa bàn thành phố. Tập trung và tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể để khu vực kinh tế tập thể có đóng góp cao hơn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến hết quý II/2018, hoàn thành việc chuyển đổi, tổ chức lại hp tác xã theo Luật Hp tác xã 2012.

- Đến hết năm 2018: Thực hiện giải thể dứt điểm các hp tác xã ngừng hoạt động, không hoạt động trên địa bàn thành phố.

- Phấn đấu đến năm 2020:

+ Kinh tế tập thể thành phđóng góp 1,0 - 1,2% GRDP thành phố.

+ Các tổ hp tác hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

+ Trên 50% cán bộ qunhợp tác xã (Chủ tịch hội đồng quản trị; Giám đốc, kế toán, kiểm soát) được đào tạo, trong đó 70% có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng trở lên, 100% cán bộ chuyên môn, người lao động làm việc tại các hợp tác xã được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật.

+ Xây dựng 10 hợp tác xã điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

Nhiệm vụ của các đơn vị được phân công cụ thể tại Phụ lục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai và đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố trong việc lập dự toán kinh phí đm bảo thực hiện các nội dung kế hoạch; Chủ trì hướng dẫn các Sở, ngành, quận, huyện lập dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.

[...]