Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 2771/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2017
Ngày có hiệu lực 21/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Phước
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2771/KH-UBND

Bến Tre, ngày 21 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020 VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH BẾN TRE

Thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/09/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/03/2005 của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định 553/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh, nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Để phát triển mạnh công nghiệp sinh học, đáp ứng năng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế địa phương; triển khai ứng dụng rộng khắp và có hiệu quả công nghệ sinh học vào các lĩnh vực nông nghiệp, y - dược, công thương, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngày càng bền vững.

Xác định nội dung, nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành tỉnh và địa phương để triển khai ứng dụng công nghệ sinh học và phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đề ra.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành, địa phương, chủ động thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó tập trung thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Công văn số 493-CV/TU ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Công văn số 2121/UBND-VHXH ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường liên kết, phát triển mạng lưới các tổ chức nghiên cứu triển khai, các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học.

2. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ của các Viện, Trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, công thương, y dược, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, tập trung các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng nghiên cứu phát triển 08 sản phẩm chủ lực theo các hướng chủ yếu sau: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi nhân giống để tạo ra các giống cây trồng có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh; nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản, đặc biệt là công nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh và phương pháp thụ tinh nhân tạo để lai tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường; đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, xử lý các phụ phẩm, phế phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Lĩnh vực y dược, tăng cường nghiên cứu ứng dụng tiếp nhận và triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh; sản xuất các giống dược liệu, hoạt chất từ dược liệu, và các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Lĩnh vực công thương, tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện các quy trình công nghệ và thiết bị ứng dụng công nghệ enzym để sản xuất, chế biến các loại thực phẩm, đồ uống,...nhằm phục vụ cho việc mở rộng, nâng cấp các cơ sở chế biến thực phẩm, nước giải khát trên địa bàn của tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến.

- Lĩnh vực môi trường, tập trung ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các loại rác thải, nước thải, chất thải gây ô nhiễm ngay tại cơ sở, nhất là ở các khu công nghiệp, các bệnh viện, các trung tâm thương mại, chợ, các khu dân cư, khu đô thị,..; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (tài nguyên biển, rừng, đất đai, nước, không khí, tài nguyên đa dạng sinh học...).

3. Phấn đấu đến năm 2025, thành lập 04 doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất các sản phẩm trong nông nghiệp, y - dược, công thương. Đến năm 2030, tiếp tục huy động nguồn lực phát triển tăng thêm 50% các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Giúp UBND tỉnh theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp vi các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học tại địa bàn tỉnh.

2. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt ứng dụng có chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông lâm thủy sản chế biến, nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; phát triển bền vững các hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ thuộc ngành, theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTG ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”.

3. Sở Y tế: chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực y dược.

4. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công thương. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Quyết định số 14/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực môi trường. Tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan và phù hợp với với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020”.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp sinh học.

7. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, hợp tác công tư đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp sinh học. Đồng thời hướng dẫn, quản lý tài chính đối với các hoạt động phát triển công nghiệp sinh học theo đúng quy định hiện hành.

Trên đây là kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện; Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện./.

 

[...]