Quyết định 2559/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030

Số hiệu 2559/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/09/2017
Ngày có hiệu lực 25/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Đặng Minh Hưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2559/-UBND

Bình Dương, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 44/TTr-SKHCN ngày 05 tháng 09 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030 (kèm theo Chương trình).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ KHCN;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành(20);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH; Báo BD;
Cổng TTĐT tnh;
- LĐVP (Lượng, Huy), Dg, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình Phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. TỔNG KẾT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNSH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong nhiều năm qua, vấn đề phát triển công nghệ sinh học đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Đối với Bình Dương, Tỉnh ủy đã quan tâm chỉ đạo về việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Công văn số 815-CV/TU ngày 29/3/2005 và Công văn số 39-CV/TU ngày 02/3/2006). Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chương trình hành động về phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bình Dương (theo Quyết định số 133/2006/QĐ-UBND ngày 19/5/2006), năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 (kèm theo Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày 19/8/2008); Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2010 (Kèm theo Quyết định số 3381/QĐ-UBND ngày 29/10/2008); Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009 - 2010 (kèm theo Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 23/6/2009).

Thực hiện chương trình hành động và các đề án do UBND tỉnh phê duyệt, việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh đã được triển khai và mang lại một số kết quả như sau:

1. Kết quả nghiên cứu ứng dụng CNSH tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02/08 Trường đại học (Bình Dương và Thủ Dầu Một) và 04/05 cơ sở nghiên cứu trực thuộc cơ quan trung ương (Trung tâm CNSH Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn - Viện Chăn nuôi; Viện nghiên cứu Mía Đường - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ) có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH và đạt được một số kết quả như sau:

- Trường Đại học Thủ Dầu Một đã thực hiện một số nghiên cứu có liên quan ứng dụng vi sinh vật trong xử lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng trừ bệnh thực vật; tuyển chọn và bảo tn một số ging động thực vật; phát triển vật liệu nano ứng dụng trong y học; sản xuất thực phẩm chức năng,... Trong đó có nhiều sản phẩm, quy trình đủ điều kiện chuyển giao triển khai ng dụng như: Quy trình nuôi trồng nấm trùng thảo Cordyceps militaris; Sản phẩm cao và rượu từ Đông trùng hạ thảo; Chế phẩm bào tử nấm Trichoderma trị bệnh nấm hồng trên cây cao su; Chế phẩm men tiêu hóa hỗ trợ tiêu hóa cho vật nuôi,... Trong thời gian qua, trường đã chuyển giao kết quả nghiên cứu về sản phẩm đông trùng hạ thảo cho doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

- Trường Đại học Bình Dương thực hiện một số nghiên cứu trong lĩnh vực vi sinh như phân lập và tuyển chọn vi sinh vật có khả năng sinh enzyme; nghiên cứu chiết xuất beta-chitosan từ mai mực,...

- Trung tâm CNSH Chăn nuôi đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong lên men chế biến thức ăn cho gia súc và chuyển giao cho một số địa phương ngoài tỉnh.

[...]