Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2017
Ngày có hiệu lực 30/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 65-KH/TU, NGÀY 10/02/2017 CỦA TỈNH ỦY VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước;

Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;

Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch tng th phát trin và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 27/10/2005 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Chỉ thị s50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Căn cứ Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 27/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về vic thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Căn c Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/3/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 27/02/2013 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ;

Căn cứ Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 10/02/2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận s 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị s50-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNSH PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

1. Kết quả ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua:

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị s50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Chương trình hành động số 64-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch s11/KH-UBND của UBND tỉnh, nhìn chung cơ bản đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNSH đã đề ra, cụ thể:

1.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển CNSH:

- Tỉnh đã chọn tạo một số ging cây trồng (lúa chống chịu mặn, lúa cao sản, lúa thơm, lúa mùa; các loại nm: Linh chi đỏ, bào ngư trng, bào ngư Nhật, bào ngư xám, mèo, rơm,...; cây ăn trái, củ: Khoai lang, Bông Súng, măng cụt Hòa Thuận, sầu riêng Ba Hồ, khóm Tắc Cậu,...), vật nuôi (heo, bò, chó Phú Quốc,...), thủy sản (cá trê suối Phú Quc, cá trê vàng, cá rô đồng toàn cái, cá bóp, cua bin, ghẹ...), động vật khác (kỳ tôm, kỳ đà vân, cua đinh, càng đước,...) có năng suất, chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu qukinh tế - xã hội cho người dân và phục vụ tốt nhu cầu tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, bên cạnh đó còn thực hiện tốt công tác bảo tồn động - thực vật hoang dã.

- Các sản phẩm nông sản (gạo, rau, củ, quả, nấm,...), lâm sản (gỗ, các lâm sản ngoài gỗ: Mật ong, cây dược liệu, tre na, song mây, tinh dầu,...), thủy sản (tươi sống, các sản phẩm thy sản qua chế biến, đông lạnh) của tỉnh từng bước nâng cao về năng suất và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, góp phần tăng nhanh t lnông - lâm - thủy sản qua chế biến, hạn chế xuất thô.

- Việc áp dụng CNSH trong sản xuất thời gian qua đã được người dân quan tâm, đầu tư, ứng dụng CNSH rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn đsản xuất được một số sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tnh như sử dụng chế phm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa; ứng dụng một số chế phm sinh học đphân hủy rơm rạ sau thu hoạch; sử dụng phân hữu cơ được ủ hoai có kết hp nấm Trichoderma để bón cho tiêu nhằm nâng cao năng suất và cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng tiêu; sử dụng giống khóm cấy mô sạch bệnh, ging có độ đng đều cao trong sản xuất; ứng dụng một số chế phẩm sinh học như EM, Bokasa,... trong chăn nuôi heo, gà hạn chế mùi hôi và ô nhiễm; ứng dụng một số chế phm sinh học trong xử lý môi trường nước nuôi tôm thâm canh nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng sức khỏe cho tôm nuôi; sử dụng CNSH nhân một số các dòng vi sinh có li trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh;...

- Hiện nay, hộ dân đã sử dụng hầm vệ sinh tự hoại kết hợp sử dụng một số chế phm sinh học đxử lý; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hầu hết đu có hệ thng xử lý chất thải bằng sinh học đáp ứng tiêu chun của ngành; trong sản xuất nông nghiệp việc người dân đã biết áp dụng các chế phẩm vi sinh đphân hủy rơm rạ, trả lại mùn bã hữu cơ cho đồng ruộng, tăng độ màu mcho đất, hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

- Trong lĩnh vực y tế, tỉnh đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, điều chế một số loại thuốc từ các nguồn dược liệu của địa phương, từ việc lên men hay ứng dụng công nghệ trong điều chế các vị thuốc y học ctruyền (chiết xuất các dược chất chính trong: Cây dây gắm, mật nhân, thiên niên kiện, nghệ đen,...) bước đầu đã có những kết quả rất khả quan.

Nhìn chung, tỉnh Kiên Giang đang tng bước nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong đó có việc ứng dụng và nghiên cứu phát triển CNSH theo mục tiêu của Chỉ thị s50-CT/TW và các văn bản cụ thể hóa của tỉnh, hướng đến xây dựng nền công nghiệp sinh học đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất của người dân và từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm sản xuất, nht là các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNSH:

* Về ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNSH vào sản xuất và đời sống trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường:

- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:

Trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã thực hiện chương trình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đến nay đã chọn tạo và sản xuất được nhiều giống lúa, cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.

+ Về giống lúa: Trung tâm Giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp (gọi tắt là Trung tâm Giống) đã ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chọn tạo giống lúa hiện nay như nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn; đột biến gen (hóa chất, vật lý); biến dị Soma; lai đa dòng; ứng dụng marker phân tử đchọn những cá th, dòng có gen đáp ứng yêu cầu (thơm, chất lượng cao, chống chịu mặn, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao,...). Năm 2013, Trung tâm Giống đã thực hiện lai 50 t hp, tập trung theo hướng nâng cao phẩm chất gạo, chống chịu mặn khá, có dạng hình lý tưởng và chống chịu sâu bệnh tốt; đã chọn được trên 10 dòng thuần tương đối ổn định và 100 cá thể ở các thế hệ F4, F6. Các dòng thuần và cá thđược chọn có khả năng chng chịu sâu bệnh khá, cứng cây, đẻ nhánh mạnh, lá dòng đứng, bông chùm, hạt dài không có râu, thời gian sinh trưởng ngn, năng suất cá thcao. Sau đó, 2014 đơn vị đã gửi khảo nghiệm quốc gia 03 giống GKG4, GKG5, GKG12. Đặc biệt đơn vị đã thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ của Cục Trồng trọt cho phép sản xuất thử 02 giống GKG8 và GKG9 ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

+ Về giống các cây trồng khác: Trung tâm Ging còn nghiên cứu phát triển nguồn ging nuôi cấy mô cung ứng ging khóm Tắc Cậu, chui xiêm, chuối Nam Mỹ cho người dân. Một số giống cây cảnh đẹp, quý hiếm đã được Trung tâm đầu tư, nghiên cứu nuôi cấy mô, nhân ging cung ứng cho thị trường như lan Hồ Điệp, Thu Hải Đường, Cát Tường, Hồng Môn, Nhất Chi Mai, Dạ Yên Tho, Cúc Đng Tin,...

+ Về giống vật nuôi: Heo: Thông qua chương trình CNSH, Trung tâm Giống đã lai, tạo các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc, York-Land, Pietrian, Pi-Du cung cấp heo ging và tinh ging cho các chương trình trình diễn và nông dân trong tỉnh. Heo giống xuất bán khỏe mạnh, ít bệnh, thích nghi cao với điều kiện sinh thái của tỉnh, cải thiện chất lượng đàn giống, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi heo của địa phương. Bò: Chủ yếu lai Sind, lai Brahman, lai Charolaise, lai Limousine, lai Drought master. Các giống bê lai có trọng lượng sơ sinh cao và tăng trọng nhanh. Gà: Gà nòi chân vàng, gà Đông Tảo, gà Ri, gà Tàu vàng, gà Tam hoàng, gà H’mong, gà Sao có chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương đ làm đàn gà ging. Chó: Sử dụng công nghệ di truyền riêng bộ genome của chó Phú Quốc - một trong những giống đặc hữu của tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó cũng được đầu tư nghiên cứu các đặc đim di truyền, hình thái, dinh dưỡng, sản xuất giống nhằm duy trì và bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Các loài thủy sản: Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã làm chủ được công nghệ nhân giống một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá đồng toàn cái, cá trê suối Phú Quốc, cá sặc rằn, cá bóp, cua bin, ghẹ,...

Với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, trong đó có các đề tài, dự án triển khai, ứng dụng CNSH. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Kiên Giang đã triển khai 86 đề tài, dự án, trong đó có 36 đề tài, dự án liên quan đến ứng dụng, nghiên cứu phát triển CNSH phục vụ sản xuất của người dân.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ