Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 3840/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3840/KH-UBND
Ngày ban hành 25/10/2021
Ngày có hiệu lực 25/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3840/KH-UBND

Kon Tum, ngày 25 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2030”

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” và tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “thực hiện Kết luận 06-KL/TW ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đã được phê duyệt tại Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án kết hợp lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh gắn với vai trò, trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đảm bảo tính khả thi, thiết thực và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp; nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành Công Thương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học và sản xuất sản phẩm mới, an toàn, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Triển khai các nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại hóa thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cấp về quy mô.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Từng bước phát triển đồng bộ thị trường cho các sản phẩm công nghiệp sinh học ngành Công Thương, chú trọng hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm định, truy xuất nguồn gốc gắn liền với hệ thống phân phối nội địa và xuất khẩu bằng công nghệ sinh học.

- Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.

b) Đến năm 2030

- Làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô công nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Tiếp tục tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương phát triển mạnh mẽ.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành Công Thương

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cấp quy mô các công nghệ đã hình thành trong giai đoạn đến năm 2020; chủ động triển khai nghiên cứu, tiếp nhận, ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu đặc trưng của tỉnh (các sản phẩm nông sản; nấm dược liệu, cây dược liệu,…) tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài,... trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm phát triển theo hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học. Tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án, đề án nhằm nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ nguồn, công nghệ lõi trong lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường liên kết giữa đơn vị nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp nhằm nhanh chóng đưa các công nghệ đã được nghiên cứu, công nghệ mới đến các doanh nghiệp, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ sinh học trong các doanh nghiệp có tiềm năng và có nhu cầu.

- Triển khai các biện pháp quản lý, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp sinh học, các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu nhằm tăng số lượng doanh nghiệp công nghệ sinh học và nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các sản phẩm công nghiệp sinh học.

[...]