Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2021 về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 150/KH-UBND
Ngày ban hành 11/08/2021
Ngày có hiệu lực 11/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 11 tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản s 3104/SNNPTNT-KTMT ngày 16/7/2021. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh;

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh, nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại;

- Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân về đẩy mạnh phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Quan tâm phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

2. Yêu cầu.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sản xuất, đời sống, lồng ghép với các nhiệm vụ dự án chương trình khác phù hợp với quy hoạch của từng ngành và các chương hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tng địa phương trên địa bàn tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ, ni dung chủ yếu để phát triển công nghiệp sinh học một cách đồng bộ và hiệu quả cao; tích cực nghiên cứu, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp điều kiện cụ thể của ngành, địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

- Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại; từng bước đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có trình độ công nghệ sinh học nông nghiệp phát triển mạnh trong cả nước;

- Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể.

a) Giai đoạn 2021 - 2025.

- Triển khai nghiên cứu, phát triển các công nghệ sinh học thế hệ mi; tiếp cận và làm chủ công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản xử lý môi trường, vắc - xin thế hệ mới, kít thử..,) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học;

- Làm chủ công nghệ tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng sạch bệnh quy mô công nghiệp;

- Tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ở quy mô công nghiệp; tạo và phát triển được giống cây trồng, vật nuôi mang tính trang cải tiến như: Chống chịu các sâu bệnh hại chính, các điều kiện bất thuận sinh trưởng nhanh... bằng công nghệ chỉ thị phân tử, chỉnh sửa gen;

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học trong nông nghiệp, ưu tiên nhóm sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, quy trình công nghệ nhân nuôi cấy mô tế bào, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế phẩm chẩn đoán, vắc xin phòng trị bệnh;

- Phát triển, tăng thêm ít nhất 02 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trong đó có công nghệ sinh học nông nghiệp);

- Xây dựng được 4 - 5 cơ sở đủ điều kiện tham gia mạng lưới bảo tồn gen quốc gia;

- Bảo tồn các nguồn gen: Lưu giữ, bảo tồn tại chỗ được 04 nguồn gen bản địa có giá trị khoa học, giá trị kinh tế; bảo tồn tại chỗ kết hợp bảo tồn chuyển chỗ được 12 nguồn gen thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và 01 nguồn gen nhập nội; bảo tồn đồng ruộng 02 nguồn gen địa phương có giá trị kinh tế, giá trị khoa học;

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các nguồn gen đã thực hiện lưu giữ bảo tồn giai đoạn 2015 -2025;

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học nông nghiệp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;

- Nâng cao năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiếp nhận, ứng dụng chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học trong nông nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học theo các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo chuyên gia trình độ cao (Thạc sỹ Tiến sỹ) theo nhóm công tác chuyên ngành phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

[...]