Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 445/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 22/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2017
Ngày có hiệu lực 28/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/KH-UBND

Cà Mau, ngày 28 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 445/QĐ-TTG NGÀY 21/3/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTHT ngày 26/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ trong các chuỗi giá trị nông sản, có khả năng nhân rộng trong các lĩnh vực: Thủy sản, lúa gạo và trái cây; góp phn nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và các biến động của thị trường.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

- Củng cố và phát triển 15 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đúng theo Luật HTX năm 2012 trên 03 lĩnh vực: Thủy sản, lúa gạo và trái cây;

- Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giữa 15 HTX với doanh nghiệp cung ứng đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp;

- Phấn đấu ít nhất 5 HTX nông nghiệp xây dựng được thương hiệu hàng hóa và logo hợp tác xã;

- Phấn đấu phát triển 01 mô hình HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trở thành HTX hoặc liên hiệp HTX có quy mô lớn cấp tỉnh;

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý của 15 HTX tham gia thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về Luật HTX năm 2012 và kỹ năng tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả;

- Phấn đấu 100% số xã, huyện (thành phố) có HTX tham gia thí điểm có cán bộ được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật để phục vụ cho công tác hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý nhà nước về HTX.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, đào tạo

Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế tập thể; phổ biến các mô hình HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của các ngành, các cấp, đoàn thể và người dân về vai trò và sự cần thiết phát triển HTX nông nghiệp.

Các cơ quan báo chí và truyền thông thực hiện định kỳ các chuyên mục về kinh tế tập thể theo hướng mở rộng đối thoại với nông dân; giới thiệu, khuyến khích HTX tham gia các diễn đàn nông nghiệp, đối thoại, chia sẻ với các chuyên gia.

Phối hợp với các viện, trường tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về liên kết sản xuất thông qua hợp đồng. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý HTX, tập trung chủ yếu vào đào tạo kỹ năng quản lý HTX, kỹ năng xây dựng phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh và kỹ năng tổ chức sản xuất và tham gia chuỗi giá trị nông sản; đào tạo, tập huấn các chuyên đề cần phù hợp theo từng thời điểm; đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế hợp tác, HTX và liên kết trong nông nghiệp, những nội dung và giải pháp hỗ trợ phát triển HTX mà địa phương có thể áp dụng; đào tạo đội ngũ tư vấn tiềm năng để hỗ trợ đào tạo, tập huấn lại cho các hợp tác xã tham gia thí điểm; tổ chức tham quan, hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các HTX trong và ngoài tỉnh.

2. Tăng cường các giải pháp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp

Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (cả về nguồn vốn và chuyên môn) nhằm mở rộng các hình thức cho vay và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các HTX.

Duy trì và phát triển các hình thức cho vay của các ngân hàng thương mại theo liên kết chuỗi giá trị quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ PTNT và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tn thất trong nông nghiệp.

Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn hp pháp khác.

3. Hỗ trợ thu hút, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ khoa học kỹ thuật trong HTX nông nghip

Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của HTX về làm việc lâu dài tại HTX.

Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ quản lý, điều hành HTX nông nghiệp.

Tăng cường cán bộ cơ sở có trình độ chuyên môn phù hợp (ưu tiên cán bộ khuyến nông) đến làm việc tại các HTX thí điểm và phụ trách về kỹ thuật.

[...]