Kế hoạch 2367/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 2367/KH-UBND
Ngày ban hành 01/06/2022
Ngày có hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Giáo dục,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2367/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 01 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 06/2022/TT-BGDĐT NGÀY 11/5/2022 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TRANG BỊ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT); Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh

Kế hoạch này hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức triển khai việc trang bị kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

b) Đối tượng áp dụng

Kế hoạch này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên, trung tâm ngoại ngữ, tin học; cơ sở giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nguyên tắc thực hiện

a) Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

b) Nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm thống nhất giữa các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và không làm thay đổi quy định khung về chương trình giáo dục chính khóa của các cấp học, trình độ đào tạo.

c) Kết hợp giáo dục chính khoá với tổ chức các hoạt động giáo dục.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI VIỆC TRANG BỊ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN

1. Nội dung kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

a) Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và gia đình trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Tính chất nguy hiểm, tác hại, hậu quả của cháy, nổ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Biện pháp, quy trình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.

b) Nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được lồng ghép vào các môn học chính khóa quy định cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

c) Kiến thức, kỹ năng bổ trợ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được các cơ sở giáo dục cung cấp cho người học để đạt được các yêu cầu quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.

d) Nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm: diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn (bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình), diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy, nổ.

e) Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy: Đối với trẻ em mầm non bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học. Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên bảo đảm tối thiểu

02 buổi/năm học. Đối với sinh viên bảo đảm tối thiểu 03 buổi/năm học.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

a) Đối với giáo dục mầm non

- Lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

[...]