Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 213/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2021
Ngày có hiệu lực 21/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN THỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC); Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Thành ủy về nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thchính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PCCC và CNCH; UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia công tác PCCC. Đcao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân tự giác, tích cực trong việc tổ chức hoạt động PCCC&CNCH.

- Củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành vững mạnh, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

- Nhân rộng những điển hình tiên tiến về PCCC; phê phán, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, hiện tượng gây mất an toàn về PCCC.

2. Yêu cầu

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH được tổ chức với nhiều hình thức, phù hợp về nội dung, đối tượng đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

- Phấn đấu 100% cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở và hộ gia đình trên địa bàn Thành phố có sự chuyển biến về trách nhiệm, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Đối tượng

- Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở, ban, ngành và đoàn thể.

- Người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ sở.

- Cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, lực lượng vũ trang; học sinh và sinh viên.

- Người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Người dân trên địa bàn Thành phố.

2. Nội dung tuyên truyền

- Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về công tác PCCC&CNCH; Thông tin về hoạt động PCCC&CNCH của các cấp, ngành và lực lượng Công an; Phản ánh về tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố, các vụ cháy điển hình trong nước và thế giới.

- Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCCC&CNCH đối với an sinh và trật tự an toàn xã hội;

- Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cơ sở, cán bộ công nhân viên, người lao động đối với công tác PCCC&CNCH; Các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định về PCCC&CNCH;

- Các điều kiện an toàn PCCC và nguy cơ, nguyên nhân cơ bản để dẫn đến cháy, nvà các biện pháp phòng cháy, kỹ năng thoát nạn và xử lý khi có cháy, nổ xảy ra; Thực trạng và những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn Thành phố;

- Biu dương và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH; đăng công báo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC&CNCH.

3. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các kênh truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, mạng viễn thông, mạng xã hội;

- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, panô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động, in, dán logo trên các phương tiện giao thông công cộng, các trạm dừng nghỉ công cộng, bến tàu, nhà ga, các chung cư, nhà cao tầng.... các hình ảnh liên quan về công tác PCCC&CNCH;

[...]