Kế hoạch 4014/KH-UBND năm 2017 tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 2017-2021)

Số hiệu 4014/KH-UBND
Ngày ban hành 15/05/2017
Ngày có hiệu lực 15/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đào Công Thiên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4014/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA (GIAI ĐOẠN 2017-2021)

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 13/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về lãnh đạo nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH); trong xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy (PCCC). Đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đối với việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chủ động trong công tác phòng ngừa, khi có cháy, nổ, tai nạn xảy ra, xử lý có hiệu quả ngay từ ban đầu, không để cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản.

3. Củng cố, kiện toàn, thành lập lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và đầu tư trang bị trang phục, phương tiện chữa cháy đúng theo quy định, đáp ứng yêu cầu chữa cháy theo phương châm “bn tại ch” góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC với nội dung phù hợp cho từng đối tượng, hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức.

5. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất khen thưởng, xét công nhận những đơn vị, cơ sở điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

a) Nội dung tuyên truyền

- Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong giai đoạn hiện nay, làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với công tác PCCC&CNCH.

- Tuyên truyền sâu rộng nội dung Luật PCCC, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy như: Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...

- Các khuyến cáo, các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, công trình nhà cao tầng, nhà khung thép, mái tôn, cảnh báo nguy cơ cháy, nổ tại các trụ sở, văn phòng làm việc, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư, nơi tập trung đông người, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều hàng hóa, vật liệu dễ cháy.

- Kiến thức, kỹ năng xử lý khi có cháy, nổ, tai nạn xảy ra, kỹ năng sơ cứu người bị nạn, kỹ năng thoát nạn trong đám cháy...

- Thông tin tình hình cháy, nổ xảy ra trong nước và ở địa phương, nguyên nhân, thiệt hại, hậu quả của cháy, nổ ảnh hưởng đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng phóng sự, đưa tin, bài về các hoạt động PCCC&CNCH; thực trạng công tác PCCC, những nguy cơ, nguyên nhân cơ bản dễ dẫn đến cháy, nổ; các đơn vị, cơ sở điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC, hướng dẫn về trang bị, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện chữa cháy được trang bị tại cơ sở, hộ gia đình.

- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt; gương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC; công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng về phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

b) Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình.

- Tuyên truyền theo các chuyên đề phù hợp với từng đối tượng cụ thể như tiểu thương tại chợ, cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, người dân, học sinh, tổ chức tuyên truyền miệng kết hợp huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH.

- Tuyên truyền bằng các hình thức băng rôn, hình ảnh, pa nô, tờ rơi, xe thông tin lưu động, tổ chức các hội thi, cuộc thi có liên quan về phòng cháy và chữa cháy...chú trọng vào các dịp Tết Nguyên đán; mùa hanh khô, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động; Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10, các dịp lễ, hội...

- Thực hiện tuyên truyền tại website của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh và website của Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy.

a) Đối với đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn).

- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (viết tắt gọn là thôn); Trưởng thôn có trách nhiệm đề xuất việc thành lập đội dân phòng và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ PCCC&CNCH, bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng. Tổ chức đăng ký đạt danh hiệu đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC.

- Hàng năm chủ động đề xuất kinh phí đầu tư trang bị phương tiện, trang phục chữa cháy cho lực đội dân phòng theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành và Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 của Bộ Công an quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.

[...]