Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2023
Ngày có hiệu lực 13/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 01/CT-TTG NGÀY 03/01/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị s01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, cha cháy trong tình hình mới; Đnâng cao hiệu quả công tác phòng cháy cha cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) tại địa phương, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị s01/CT-TTg nhằm phát huy sức mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng và qun chúng nhân dân tham gia công tác PCCC trong tình hình mới. Ngăn chặn, đy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Đ cao hơn ý thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, cháy, n, sự c, tai nạn của người dân trong PCCC và CNCH.

2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg đtổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đảm bảo tiến độ đã đra. Phân công, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các ngành, các cấp, đơn vị địa phương; nêu cao trách nhiệm của người đng đầu các ngành, các cấp, đơn vị địa phương, cơ sở trong triển khai các nhiệm vụ được giao.

3. Các đơn vị phối hợp chặt ch, kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ nhng khó khăn vướng mc, phát sinh, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện. Thủ trưởng các đơn vị thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố về thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố(1).

2. Nghiên cứu đổi mới về tư duy, nhận thức phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác PCCC và CNCH phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết, hằng ngày. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về PCCC theo quy định của pháp luật. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu đ các cơ sở có nguy cơ cháy, ncao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác PCCC và CNCH.

3. Tập trung rà soát, để xuất các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác PCCC và CNCH đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về PCCC đối với các loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn PCCC. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án PCCC và CNCH, nhất là tại các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu trung tâm thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Xây dựng thực hiện đng bộ quy hoạch hạ tầng PCCC gn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy, CNCH.

4. Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiu, dễ tiếp thu, bằng các giải pháp cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác PCCC và CNCH. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH cho mọi tầng lớp nhân dân, nht là đối với học sinh, sinh viên, đội ngũ lao động trẻ trong xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nô cao; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

5. Siết chặt kỹ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và CNCH. Công khai các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cnh báo cộng đồng dân cư xung quanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức ctình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH gây hậu quả nghiêm trọng. Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt ch, đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

6. Kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Xây dựng chế phối hợp, hiệp đng chặt chẽ giữa Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ cha cháy và CNCH. Thường xuyên tổ chức tập hun, diễn tập, thực tập các phương án, tình hung xử lý sự ccháy, n và CNCH.

7. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC và CNCH, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cn cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC và CNCH (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cnh báo sự c, tai nạn...). Nghiên cứu ng dụng, chuyn giao công nghệ chữa cháy và CNCH hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của Thủ đô. Khẩn trương nghiên cứu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đi số trong hoạt động PCCC và CNCH. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an thành phố Hà Nội

a) Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND Thành phố:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố về thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố (thực hiện thường xuyên).

- Hoàn thiện việc xây dựng Đề án tng thvề nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025 định hướng năm 2030 tm nhìn đến năm 2045 (hoàn thành trong quý II/2023).

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về PCCC đối với các loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn PCCC (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt công tác quản lý nhà nước về PCC và CNCH, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo UBND tỉnh xem xét trách nhiệm đối với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành để xảy ra các vụ cháy, ngây hậu quả nghiêm trọng (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

c) Tiếp tục thực hiện nghiêm việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự; định kỳ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

d) Tiếp tục nghiên cứu đi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, d hiu, dễ tiếp thu, bằng các giải pháp cụ thể tạo sự chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác PCCC và CNCH.

e) Tổ chức rút kinh nghiệm các vụ cháy, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

f) Quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trên địa bàn quản lý trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH để có biện pháp kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

g) Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cả về slượng và chất lượng cho lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ và các đối tượng khác theo quy định. Duy trì, bảo đảm chế độ thường trực chữa cháy và CNCH, xây dựng các biện pháp, phương pháp chữa cháy, CNCH kịp thời; bảo đảm các dụng cụ, phương tiện chữa cháy và CNCH luôn sẵn sàng để ứng phó khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra. Hằng năm tham mưu tổ chức diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy và CNCH cấp tỉnh có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

h) Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng các mô hình bảo đảm an toàn về cháy, nổ, CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn cơ sở có nguy cơ cháy, ncao. Tăng cường phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng an toàn PCCC, CNCH, thoát nạn cho người dân (thực hiện từ năm 2023 và các năm tiếp theo).

[...]