Kế hoạch 429/KH-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 429/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2022
Ngày có hiệu lực 10/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 429/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2017/NĐ-CP NGÀY 18/7/2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Thời gian qua, công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành, quan tâm triển khai thực hiện. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã tích cực phối hợp, tham gia CNCH nhiều vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố, giải cứu nhiều người, di dời nhiều tài sản có giá trị đến nơi an toàn. Tuy vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư, xây dựng nhiều dự án trọng điểm, khu công nghiệp có quy mô lớn, với nhiều công trình cao tầng, trung tâm thương mại, dịch vụ; các hoạt động giao thông ngày càng tăng gắn liền sự gia tăng của các phương tiện giao thông, đồng thời với thời tiết khắc nghiệt, biến đi khó lường đã kéo theo những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn về cháy, nổ, lũ lụt, sạt l, tai nạn, sự cố khác..., đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác CNCH trong thời gian tới.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công tác PCCC và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC tại Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 05/10/2022 của Văn phòng Chính phủ; xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 165/TTr-CAT-PCCC ngày 13/10/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động CNCH; huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp tham gia; thực hiện công tác CNCH, đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”; tích cực phòng ngừa và chủ động, sẵn sàng về mọi mặt để xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn Tỉnh.

2. Triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp về công tác CNCH; phải xác định công tác CNCH là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương; chú trọng kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục tuyên truyền sâu, rộng, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 83/2017/NĐ-CP va Thông tư s08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiệu quả thực hiện công tác CNCH trên địa bàn Tỉnh. Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng, biện pháp tổ chức thực hiện công tác CNCH.

2. Thực hiện và duy trì tốt các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn và các điều kiện đảm bảo công tác CNCH theo đúng quy định pháp luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn trên từng lĩnh vực.

3. Làm tốt công tác kiểm tra của ngành chức năng; đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong tự kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác CNCH tại địa bàn, cơ sở.

4. Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; củng c, kiện toàn, lực lượng PCCC chuyên ngành, cơ sở, dân phòng đều khắp trên địa bàn Tnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác CNCH.

5. Thực hiện nghiêm chế độ huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ CNCH và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng PCCC tại chỗ hoạt động; tổ chức tt công tác thường trực sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để chủ động, kịp thời xử lý các tình hung sự cố, tai nạn xảy ra.

6. Nắm chắc các điều kiện, nguồn lực có thể huy động tham gia giải quyết sự cố, tai nạn trên địa bàn Tỉnh và có phương án, quy chế huy động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống xảy ra.

7. Đảm bảo tốt việc xây dựng, thực tập, diễn tập các phương án CNCH tại cơ sở, khu dân cư theo đúng quy định của pháp luật.

8. Quan tâm đầu tư cho công tác CNCH, nht là trong việc thực hiện tt các chế độ, chính sách theo quy định; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác CNCH; tiếp tục phát triển mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH trên địa bàn Tnh.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BCA đến tận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phbiến kiến thức về CNCH với nội dung, hình thức thích hợp, hiệu quả với từng đối tượng.

- Chỉ đạo, tổ chức tự kiểm tra định kỳ, đt xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác CNCH tại đơn vị, địa phương mình quản lý; nghiêm túc chn chỉnh, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót được phát hiện, đng thời xử lý các hành vi vi phạm về CNCH theo thm quyền.

- Chỉ đạo việc tổ chức lực lượng CNCH; đầu tư kinh phí trang bị phương tiện CNCH và duy trì hoạt động của lực lượng CNCH thuộc phạm vi quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về CNCH trong tình hình mới.

- Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về công tác CNCH; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án CNCH tại địa phương và đơn vị mình.

- Tiến hành rà soát, thống kê các phương tiện có thể điều động tham gia công tác CNCH trên địa bàn, phạm vi quản lý. Xây dựng quy chế, giao kết cụ thể với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc huy động phương tiện để đảm bảo triển khai kịp thời, nhanh chóng khi có yêu cầu.

- Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức hoạt động CNCH thuộc phạm vi, địa bàn phụ trách. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, người đứng đầu cơ sở phải nắm chắc và thực hiện nghiêm túc vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy điều hành công tác CNCH đối với các vụ việc xảy ra trong đơn vị, địa bàn quản lý.

- Thực hiện tốt việc xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về công tác CNCH; tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thng kê, báo cáo về công tác CNCH trong phạm vi trách nhiệm quản lý.

2. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt và theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BCA, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp CNCH trên địa bàn Tỉnh.

- Thực hiện tt vai trò quản lý nhà nước về công tác CNCH; chủ động đề xuất cấp ủy, chính quyền các chủ trương, giải pháp, chính sách về công tác CNCH; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp kết quả, tiến hành sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Công an, UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

[...]