Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2021
Ngày có hiệu lực 07/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Ngô Hạnh Phúc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Yên Bái, ngày 07 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ ASEAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN; Quyết định số 01/QĐ-BCĐASEAN ngày 05/8/2021 của Ban Chỉ đạo thông tin tuyên truyền ASEAN ban hành Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2021-2025 của Ban Chỉ đạo Thông tin tuyên truyền ASEAN thực hiện Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN,

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tuyên truyền, quảng bá ASEAN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Tuyên truyền đcác cấp, các ngành, cán bộ, công chc và nhân dân hiểu về Cộng đồng ASEAN, tạo đồng thuận, niềm tin và sự ủng hộ của người dân, dư luận xã hội với hợp tác ASEAN.

- Nâng cao ý thức “Tư duy Cộng đồng, Hành động Cộng đồng” của người dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân đ tham gia đóng góp và hưởng lợi từ tiến trình hội nhập, xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân trao đi, tìm hiểu về mục đích, giá trị và lợi ích mà Cộng đồng ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam.

- Tăng cường công tác phối hợp thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh trong việc tuyên truyền, quảng bá ASEAN.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền trên tất cả các kênh thông tin bằng mọi hình thức, phương tiện đgiúp người dân hiu và thy được giá trị, lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại.

- Đảm bảo tạo mạch tuyên truyền xuyên suốt, thường xuyên, liên tục từ Trung ương đến địa phương.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:

1. Tuyên truyền hoạt động của ASEAN trên cả 3 trụ cột, những đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố vị thế của ASEAN

Phân tích cụ thể, thực chất về lợi ích thiết thực của ASEAN cho người dân hiu và thực hiện, truyền thông theo chuyên đề về các chính sách, thỏa thuận chung của ASEAN trên cả 3 Trụ cột Cộng đồng ASEAN; sự tham gia của Việt Nam trên cả 3 Trụ cột Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng Chính trị - An ninh (chủ động, tích cực và có trách nhiệm); Cộng đồng Kinh tế (đề cao các cam kết của ASEAN, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, dựa trên luật lệ, bao trùm và cùng có lợi); Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (đề cao xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường, dung nạp và hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm với tinh thần không bỏ lại ai phía sau).

1.1. Trụ cột Chính trị - An ninh:

- Tuyên truyền về tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” của Việt Nam trong ASEAN, qua đó đóng góp củng cố đoàn kết, gắn kết và phát huy vai trò, tiếng nói của ASEAN trong xử lý các thách thức an ninh ở khu vực, đặc biệt là các thách thức phi truyền thống (trong đó có an ninh bin và an ninh mạng); đóng góp của Việt Nam trong việc tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN với các đối tác, thu hút sự quan tâm của các nước đối tác, đối thoại.

- Tuyên truyền về quá trình hình thành, lợi ích và kết quả xây dựng Cộng đồng ASEAN (2015 - 2025); khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN, các thành tựu mà ASEAN đạt được trong quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng; nhấn mạnh những thay đi của ASEAN từ khi hình thành Cộng đồng; làm rõ ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung ở khu vực cũng như ở từng nước; tuyên truyền về Bản sắc ASEAN và kết nối con người với con người trong Cộng đồng ASEAN, hướng tới một Cộng đồng ASEAN vì con người và lấy con người làm trung tâm.

- Tuyên truyền đề cao các nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực của ASEAN nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiến chương ASEAN, Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 08/8/2020 về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, coi đây là cơ sở đ ASEAN tiếp tục thúc đy đối thoại và hợp tác, xây dựng lòng tin ở khu vực, ứng xử với các tác động từ bên ngoài; nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc tạo ra sân chơi chung với luật chơi của ASEAN: thông qua các cơ chế do ASEAN kiểm soát với chương trình nghị sự do ASEAN xây dựng, từ đó góp phần thúc đẩy đối thoại, phối hợp giải quyết các thách thức an ninh mới ni, hình thành cấu trúc an ninh khu vực mới với ASEAN đóng vai trò trung tâm điều phối.

- Tuyên truyền các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng; các hoạt động đầu tư, kinh doanh, các thỏa thuận thương mại tự do khu vực ASEAN; phát triển nguồn nhân lực, lao động - việc làm; kinh tế số, chuyển đi số; giáo dục; bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, hợp tác tiểu vùng, hợp tác ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19 của ASEAN.

- Tuyên truyền, phản bác luận điệu xuyên tạc đối với chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan đến ASEAN.

1.2. Trụ cột Kinh tế:

- Truyền thông đề cao cam kết của ASEAN đối với các cơ chế hợp tác đa phương, sự ủng hộ của Việt Nam và ASEAN đối với hệ thống thương mại đa phương mở, dựa trên luật lệ, bao trùm và cùng có lợi; sự tham gia chủ động, tích cực, có hiệu quả của ASEAN vào tiến trình cải t WTO; vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong thúc đy hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài khu vực; nhng nỗ lực nâng cao năng lực tự cường, chống chịu của kinh tế ASEAN trước tác động của đại dịch thông qua việc duy trì mở cửa thị trường, chuỗi cung ứng, nâng cao liên kết khu vực, tận dụng các thỏa thuận thương mại mà khu vực đang có, đưa ASEAN trở thành điểm đến hấp dẫn về thương mại và đầu tư của khu vực.

- Tuyên truyền về các câu chuyện thực tiễn, mô hình và nhân vật đin hình về những lợi ích thiết thực mà Cộng đồng ASEAN đem lại cho người dân các quốc gia thành viên, cơ hội để người dân tham gia đóng góp cho Cộng đồng.

- Truyền thông về những đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò một thành viên có trách nhiệm, chủ động, phối hợp chặt chẽ cùng các nước trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hợp tác kinh tế nội khối cũng như triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối.

- Truyền thông về nội dung cam kết và tình hình triển khai các FTA mà Việt Nam đang là thành viên (gồm các FTA nội khối ASEAN và FTA giữa ASEAN và các đối tác ngoại khối, Hiệp định RCEP[1]...), các cơ hội mà Việt Nam có thể mạnh tham gia trong ASEAN... nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước khai thác hiệu quả các FTA này mang lại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế; giới thiệu về tiềm năng thương mại và đầu tư của thị trường ASEAN; bên cạnh tuyên truyền về các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, cần mở rộng tuyên truyền sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, thuận lợi hóa thương mại và các lĩnh vực mới (thương mại điện tử, sáng tạo, chuỗi cung ứng giá trị khu vực, cơ chế hải quan một cửa ASEAN).

1.3. Trụ cột Văn hóa - Xã hội:

- Đề cao xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường, dung nạp và hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm với tinh thần: “Vì an toàn, an ninh con người, không bỏ lại ai phía sau”. Theo đó, truyền thông về hợp tác ASEAN nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân như an sinh, xã hội, lao động - việc làm, y tế, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, quyền của các nhóm yếu thế, ứng phó với các thách thức về môi trường và phát triển bền vững.

[...]