Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 189/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2023
Ngày có hiệu lực 29/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 07 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thực hiện Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến 2020; Công văn số 949/BYT-KH-TC ngày 09/02/2021 của Bộ Y tế về việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020 theo Quyết định 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020; Quyết định số 2710/QĐ-UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020.

Việc triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đưa vào Nghị quyết của HĐND các cấp.

Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn và hoạt động thường xuyên, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và có sự phối hợp hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Ban Chỉ đạo CSSKND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) hoạt động thường xuyên, cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế bản được bồi dưỡng kiến thức về truyền thông giáo dục sức khỏe, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trạm y tế xã với các ban, ngành, đoàn thể và các trường học trong công tác chăm sóc sức khỏe học đường, người cao tuổi, người tàn tật. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân với việc phấn đấu xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

2. Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân đã có những bước chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, thu hút được số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nhân dân, nhất là người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế.

3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho trạm y tế xã

Các cấp, các ngành đã quan tâm huy động các nguồn đầu tư cho các trạm y tế (TYT) xã như: sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các phòng chức năng và khối công trình phụ trợ cho các trạm y tế đảm bảo đạt tiêu chí về cơ sở vật chất; đồng thời mua sắm trang thiết bị y tế, trang bị thiết bị văn phòng đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.

4. Công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh

- Các TYT xã đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm. Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả. Đạt và vượt mức các chỉ tiêu như: Chương trình tiêm chủng mở rộng, dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng, chống HIV/AIDS,...

- Công tác vệ sinh môi trường, có tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý rác, phân gia súc hợp vệ sinh đạt tỷ lệ cao.

- Công tác quản lý sức khỏe như quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng, quản lý sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi, quản lý sức khỏe học sinh trên địa bàn được triển khai thường xuyên và đạt hiệu quả.

5. Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) tại các TYT xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế ngày càng tăng lên. Hầu hết các TYT xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc tranh các loại cây mẫu thuốc nam để hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam tại cộng đồng, tại nhà để phòng và chữa bệnh.

6. Nhân lực và chế độ chính sách

Hầu hết nhân lực của TYT đã được chuẩn hóa và đảm bảo về số lượng và cơ cấu chuyên môn theo quy định. Cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo, đào tạo lại cả về chuyên môn và quản lý y tế; việc tổ chức sinh hoạt trao đổi chuyên môn đều đặn thường kỳ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ TYT xã và đạt hiệu quả rõ rệt, giúp cho các TYT xã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

7. Công tác kế hoạch - tài chính và công tác dược được củng cố và đã đi vào nề nếp, đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu đáp ứng với nhu cầu của nhân dân trong tình hình mới.

8. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình

Thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho trẻ em, tiêm phòng cho bà mẹ mang thai, quản lý tốt phụ nữ có thai nhằm phát hiện kịp thời các tai biến có thể xảy ra góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh.

9. Kết quả thực hiện chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh

TT

Tên huyện, thành phố

Tổng số xã

Chỉ tiêu giao tại QĐ 1197/QĐ- UBND

Tỷ lệ được giao (%)

Tổng số xã đạt tiêu chí đến năm 20221

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí đến năm 2022 (%)

1

Thành phố

12

12/12

100%

12/12

100%

2

Bắc Yên

16

9/16

56%

15/16

94%

3

Mai Sơn

22

22/22

100%

22/22

100%

4

Mộc Châu

15

11/15

73%

15/15

100%

5

Mường La

16

9/16

56%

12/16

75%

6

Phù Yên

27

13/27

48%

23/27

85,2%

7

Quỳnh Nhai

11

9/11

82%

11/11

100%

8

Sông Mã

19

12/19

63%

18/19

94,7%

9

Sốp Cộp

8

5/8

62%

8/8

100%

10

Thuận Châu

29

16/29

55%

27/29

93,1%

11

Yên Châu

15

7/15

47%

15/15

100%

12

Vân Hồ

14

8/14

57%

13/14

92,8%

Tổng số

204

133

65%

191

93,6%

[...]