Quyết định 1300/QĐ-BYT năm 2023 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 1300/QĐ-BYT
Ngày ban hành 09/03/2023
Ngày có hiệu lực 09/03/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Lê Đức Luận
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1300/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 99/KH-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Bộ Y tế đánh giá thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020; xây dựng Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn từ năm 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 2724/QĐ-BYT ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc kiện toàn Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030, áp dụng cho các xã, phường, thị trấn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đồng chí Bộ trưởng (để b/c)
- Các đồng chí Thứ Trưởng;
- Lưu: VT, KH-TC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đức Luận

 

BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA

VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Tiêu chí phân vùng các xã:

Vùng 3

Vùng 2

Vùng 1

- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT đến BV, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).

- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông khó khăn, người dân khó tiếp cận đến TYT xã và khó đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực.

- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km (nếu có địa hình đặc biệt khó khăn, <3 km).

- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKBK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông bình thường, người dân có thể tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.

- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, trung tâm y tế hoặc PKĐK khu vực gần nhất <3 km. Nếu TYT xã lồng ghép với PKĐK khu vực thì tính khoảng cách từ TYT xã tới bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.

- Phường, thị trấn khu vực đô thị.

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận đến TYT xã và bệnh viện, trung tâm y tế, PKĐK khu vực.

Ghi chú: Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách và phân loại các xã của tỉnh theo từng vùng cho phù hợp.

II. Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã

Các chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã

Vùng 3

Vùng 2

Vùng 1

1. Thường trực Ban CSSK cấp xã, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn:

 

 

 

a. TT-GDSK: Tư vấn, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống: vận động quần chúng tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, dân số và phát triển.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

b. YTDP: TCMR: phòng chống HIV/AIDS; phòng chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; báo cáo dịch bệnh; giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường; các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; ATTP; dinh dưỡng cộng đồng.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

c. Khám, chữa bệnh: Sơ cứu, cấp cứu ban đầu; KCB, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật; kết hợp YHCT với y học hiện đại; khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

d. CSSKBM-TE/CSSKSS: quản lý thai, CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh trước và sau sinh, cấp cứu ban đầu về sản khoa và sơ sinh; CSSK trẻ em, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tại TYT và cộng đồng, CSSKSS vị thành niên, sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật đơn giản.

Thực hiện đầy đủ

Không bắt buộc có đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi.

Không bắt buộc có đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi, sàng lọc ung thư cổ tử cung

e. Quản lý sức khỏe cộng đồng: Quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính; phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

f. Thuốc thiết yếu: Quản lý nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Không bắt buộc có vườn cây thuốc nam

3. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý; hướng dẫn, kiểm tra YTTB, cộng tác viên y tế.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

4. DS-KHHGĐ: Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - KHHGĐ; Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Không bắt buộc cung cấp dịch vụ KHHGĐ

5. Tham gia kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe: Phát hiện và báo cáo các vi phạm hoạt động y tế; ATVSTP, vệ sinh môi trường.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

6. Quản lý viên chức, cơ sở vật chất, TTB

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc TTYT tuyến huyện giao và theo yêu cầu của Chủ tịch UBND xã.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Ghi chú: Căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương như khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Sở Y tế chịu trách nhiệm rà soát, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm xã (hoặc của từng xã) cho phù hợp, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK của nhân dân tại tuyến cơ sở.

III. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030 và hướng dẫn chấm điểm

Nội dung

Điểm

Hướng dẫn chấm điểm

Điểm

Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK

14

 

14

1. Xã có Ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên.

1

- Ban chỉ đạo CSSK nhân dân được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế. Thành phần BCĐ gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương là ủy viên. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.

0,5

 

 

 

- Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.

(Nếu không có Ban chỉ đạo hoặc có Ban chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

0,5

2. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động CSSK.

4

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

1

- Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.

1

- Đưa chủ trương xây dựng, duy trì xã, phường đạt TCQGYTX vào Nghị quyết của Cấp ủy, Hội đồng nhân dân.

1

- Đưa kế hoạch xây dựng, duy trì xã, phường đạt TCQGYTX vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã và triển khai thực hiện.

1

3. Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.

1

- Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt.

1

4. TYT xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng dụng CNTT); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.

2

- TYT có đủ sổ sách, mẫu báo cáo theo đúng quy định của BYT và Sở Y tế.

 

■ Đủ sổ sách, báo cáo bản giấy

0,5

■ Đủ sổ sách, báo cáo ứng dụng CNTT

1

- Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định.

0.5

- Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã.

0,5

5. TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định.

3

- TYT xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu để triển khai các hoạt động được giao.

 

■ Đủ và kịp thời

2

■ Đủ nhưng chậm

1

- Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không phát hiện có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.

1

6. Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT.

3

Là số người có thẻ BHYT tính trên 100 người dân trên địa bàn xã trong năm. Tỷ lệ này được tính theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31/7/2019 như sau:

Tổng số người có thẻ BHYT của xã trong năm

x 100

= ….. %

Dân số trung bình của xã trong năm

 

■ Dưới tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh, thành phố

1

[...]