ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1482/KH-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 09 tháng 4
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2017-2025
Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày
29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho
Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025; hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 về
triển khai thực hiện, UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề
án bảo đảm cơ sở vật chất Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục
phổ thông giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất,
thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình
giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thực hiện
xóa phòng học tạm, phòng học mượn, phòng học bán kiên cố đã xuống cấp; xây dựng
bổ sung các phòng chức năng phục vụ cho học tập; mua sắm bổ sung thiết bị dạy học
tối thiểu, thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học. Đáp ứng điều kiện chăm sóc,
giáo dục của cấp học mầm non; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học và
100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học Chương trình tiếng Anh 10 năm; cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông đảm bảo điều kiện để triển khai chương
trình giáo dục mới theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
1. Giai đoạn 2017 - 2020
a) Đối với giáo dục mầm non
- Đầu tư xây dựng 202 phòng học thay
thế các phòng học tạm, thời (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học
xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn
sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, tại các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng bổ sung 267 phòng học; 102
phòng giáo dục thể chất, 92 phòng giáo dục nghệ thuật; 116 nhà bếp và 119 nhà
kho;
- Mua sắm bổ sung: 1.298 bộ thiết bị
dạy học tối thiểu và 251 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo chương trình.
b) Đối với giáo dục tiểu học
- Đầu tư xây dựng 125 phòng học tiểu
học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm: phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết
niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng bổ sung 194 phòng học, 129
phòng giáo dục thể chất, 105 phòng giáo dục nghệ thuật, 93 phòng tin học, 121
phòng học ngoại ngữ 57 phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập, 53 phòng
thư viện;
- Mua sắm bổ sung 1.934 bộ thiết bị dạy
học tối thiểu khối lớp 1 và 1.947 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 2;
2.264 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 2.264 bộ máy tính; 226 bộ thiết bị phòng học ngoại
ngữ.
c) Đối với giáo dục trung học cơ sở
và trung học phổ thông
- Đầu tư xây dựng 63 phòng học thay
thế các phòng học tạm, phòng học hết niên hạn sử dụng đang xuống cấp, cần xây dựng
lại.
- Xây dựng bổ sung: 331 phòng học bộ
môn, 62 phòng chuẩn bị và 34 phòng thư viện cấp trung học cơ sở; 97 phòng học bộ
môn, 18 phòng chuẩn bị và 11 phòng thư viện cấp trung học phổ thông;
- Mua sắm bổ sung: 360 bộ thiết bị dạy
học tối thiểu khối lớp 6; 333 bộ thiết bị phòng học bộ môn THCS; 105 bộ thiết bị
phòng học bộ môn THPT; 5.875 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 1.866 bộ máy tính; 115 bộ
thiết bị phòng học ngoại ngữ.
(Kế hoạch chi tiết theo phụ lục đính kèm)
2. Giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục thực hiện chương trình
kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các
phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại;
- Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số
phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ
học tập, phòng bộ môn và thư viện;
- Mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học
tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên cho lớp 3, lớp
4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12
theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa;
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CỤ THỂ
1. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới
trường, lớp học
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề
án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản,
khu phố; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện quy hoạch
mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa
phương;
- Các địa phương có kế hoạch bảo đảm
quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường,
lớp học.
2. Tăng cường nguồn lực đầu tư, quản
lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 34/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Trị về việc thông qua Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn giai đoạn
2019-2021.
- Trên cơ sở số lượng phòng học cần
kiên cố hóa, danh mục các công trình phục vụ dạy học cần
được đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu đã được các địa
phương rà soát thống kê Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thị xã, thành
phố có kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và các chương trình, dự án đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; bố trí ngân sách địa phương theo phân cấp và huy động
tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công
tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài
trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư... để bảo đảm đủ nguồn vốn
đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của Đề án.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở
giáo dục ngoài công lập góp phần giải quyết các nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất
các trường học.
3. Giải pháp thực hiện
- Trên cơ sở nguồn lực đầu tư và khả
năng ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với UBND các huyện, thị xã, thành
phố lựa chọn các hạng mục đầu tư cấp thiết, ưu tiên triển khai thực hiện, trước
mắt đáp ứng việc xóa phòng học tạm, phòng học mượn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh
và bố trí ngân sách địa phương để bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng chương trình
lớp 1 vào năm học 2020-2021.
- Dãn tiến độ triển khai thực hiện đề
án giai đoạn 2017-2020 chuyển tiếp sang thực hiện trong giai đoạn 2021 -2025 để
đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho mục tiêu thực hiện đề án.
III. KINH PHÍ VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kinh
phí thực hiện Đề án
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách trung
ương, ngân sách địa phương, trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp
pháp khác.
2. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 2017 - 2020 để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học
chiếm 20,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện thông
qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
để hỗ trợ xây dựng bổ sung phòng học và khối phòng phục vụ học tập chiếm 22,8%
tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
- Nguồn vốn ngân sách trung ương cho
sự nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo) để hỗ trợ mua
sắm bổ sung trang thiết bị dạy học được
ưu tiên cân đối, bố trí từng năm, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và
không vượt quá 8,9% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
- Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn
xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác chiếm 47,4% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn.
(Phân chia cơ cấu nguồn vốn theo phụ lục đính kèm)
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì triển khai thực hiện đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình
hình thực hiện.
- Phối hợp với
UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn và tổ chức đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất từ bước đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất cho dạy học 2 buổi/ngày.
- Phối hợp với Sở
Tài chính tham mưu bố trí ngân sách sự nghiệp giáo dục, ngân sách địa phương cho
nhiệm vụ mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
- Phối hợp với UBND cấp huyện đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, huy động sự ủng hộ của cộng đồng xây dựng hoàn thiện cơ sở
vật chất phục vụ cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
hàng năm kiểm tra tổng hợp tình hình báo cáo kết quả triển
khai thực hiện với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch
trung hạn giai đoạn 2021-2025, bố trí nguồn ngân sách địa phương thực hiện đầu
tư cơ sở vật chất nhằm kiên cố hóa trường, lớp học đáp ứng
cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
- Tham mưu UBND tỉnh kêu gọi các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị tại
các đơn vị thụ hưởng.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh phân bổ ngân sách
sự nghiệp giáo dục, ngân sách địa phương cho nhiệm vụ mua sắm bổ sung thiết bị
dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục mầm non
và giáo dục phổ thông.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
để thực hiện Đề án. Trong đó ưu tiên cho các xã đăng ký đạt
chuẩn nông thôn mới hàng năm, các xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ
thực hiện Đề án của các địa phương, gắn với tiêu chí giáo dục trong Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị
Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã,
thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức sắp xếp lại tại các cơ sở
giáo dục thuộc địa phương phụ trách theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW
của BCH TW 6 khoá XII về “Tiếp tục đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Quyết định số
1322/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản,
khu phố; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
- UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng
kế hoạch cụ thể, sắp xếp lựa chọn ưu tiên đầu tư, chủ động bố trí nguồn ngân
sách cấp huyện và lồng ghép các nguồn vốn, kêu gọi các cá nhân, tập thể, doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội... ủng hộ, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
- Bố trí ngân sách ngân sách địa
phương cho nhiệm vụ mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
- Chỉ đạo và phân công Phòng Giáo dục
và Đào tạo cấp huyện tham mưu, tổ chức thực hiện đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể
- Tuyên truyền, vận động cá nhân, tập
thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hỗ trợ, ủng hộ thực hiện xã hội hóa đầu
tư cho giáo dục; Tuyên truyền tới các phụ huynh học sinh trong việc huy động trẻ
trong độ tuổi đến lớp, đến trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con em, phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh.
- Phối hợp tham gia kiểm tra, giám
sát, phản biện các cơ quan nhà nước, nhà trường trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn để thực
hiện các mục tiêu của Đề án theo đúng kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng,
chống thất thoát, chống tiêu cực.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị ở Mục IV;
- Lưu: VT. VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nam
|