Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2021
Ngày có hiệu lực 17/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Bước đầu hình thành các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi thủy sản nhằm phục vụ công tác cảnh báo, quản lý, chỉ đạo sản xuất thủy sản.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan, tiến tới xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Chủ động giám sát, phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, không để lây lan rộng.

Phát hiện sớm, ngăn chặn có hiệu quả tác nhân gây bệnh nguy hiểm, các bệnh mới, nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường cho 100% các khu vực nuôi cá lồng tập trung trên sông, hồ thủy điện và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

Tập huấn cho 100% cán bộ thực hiện nhiệm vụ về công tác chăn nuôi, thú y thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện và ít nhất 50% số chủ hộ, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi thủy sản về dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, quan trắc, cảnh báo môi trường, các biện pháp kiểm soát các yếu tố môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thủy sản.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành

a) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh

Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi, lồng nuôi theo tiêu chuẩn quy định; áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi...

Ứng dụng, sử dụng vắc xin phòng bệnh cho động vật thủy sản để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.

b) Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản

Trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.

Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

c) Giám sát chủ động

Tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản và môi trường nuôi.

Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Áp dụng các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản...

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ