Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 216/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2021
Ngày có hiệu lực 15/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 07 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THUỶ SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”; Công văn số 2635/BNN-TY ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho thuỷ sản. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi trên địa bàn Tỉnh; góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ sức khỏe người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động phòng, khống chế bệnh ở cá tra nuôi, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi.

- Chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thuỷ sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.

- Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.

- Xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thuỷ sản an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, có hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh gan thận mủ (ESC), xuất huyết trên cá tra, bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi, cá điêu hồng, bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép, bệnh trắng đuôi (WTD) trên tôm càng xanh và một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/NACA; áp dụng kịp thời và có hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm; khuyến cáo người nuôi áp dụng biện pháp nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế.

- Theo dõi diễn biến chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), đánh giá tác động của hoạt động NTTS đến môi trường và dự báo biến động của yếu tố môi trường nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững trên địa bàn Tỉnh.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành

a) Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản.

b) Áp dụng quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh

- Tuân thủ quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thuỷ sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

- Áp dụng biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y - thuỷ sản; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thuỷ sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thuỷ sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thuỷ sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...

c) Giám sát bị động tại vùng nuôi và cơ sở NTTS

- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thuỷ sản; trường hợp phát hiện động vật thuỷ sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và thông số quan trắc môi trường.

- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

d) Giám sát chủ động

- Tổ chức giám sát chủ động tại cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản.

- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

- Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng quy trình xét nghiệm, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào trong nước.

đ) Kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản

- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật thuỷ sản theo quy định của pháp luật. Thuỷ sản sử dụng làm giống lưu thông trong Tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ