Kế hoạch 129/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2021
Ngày có hiệu lực 02/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2021

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch 07-KH/TU ngày 18/02/2021 của Tỉnh ủy về kế hoạch thực hiện Kết luận 92-KL/TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XI) một số vn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND, ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021, với những nội dung:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu chung:

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

- Nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo nói riêng và nhân dân nói chung. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; hạn chế gia tăng khoảng cách và chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các nhóm dân cư và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt từ 0,4% trở lên (năm 2021, tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).

- Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020).

- Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;

- 100% lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm;

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phđược tập huấn, nâng cao năng lực giảm nghèo;

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền;

3. Đối tượng

a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

b) Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên tập trung đầu tư các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu; các thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

a) Chính sách hỗ trợ người nghèo/ hộ nghèo, người cận nghèo/ hộ cận nghèo về giáo dục đào tạo:

* Hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề; Ưu tiên lao động nông thôn, lao động thuộc diện hưởng chính sách người có công với cách mạng, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân có nguyện vọng, nhu cầu học nghề để được tham gia học nghề.

- Đào tạo nghề cho người nghèo có nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành; phát triển sản xuất, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo gắn với tạo việc làm; Dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia thị trường lao động quốc tế.

- Có chính sách ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các xã khó khăn hoặc thu hút nhiều lao động là người nghèo bằng các chính sách thuế, tiền thuê đất...; phát triển các nghề có thu nhập cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động nói chung, người nghèo nói riêng. Hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, cơ sở dân doanh ổn định phát triển sản xuất, làm tiền để duy trì ổn định việc làm và tạo thêm việc làm tại chỗ ở địa phương.

- Có chính sách hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về chi phí học nghề, vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo tự tạo việc làm như hỗ trợ vốn vay qua các chương trình, dự án giải quyết việc làm.

- Triển khai thực hiện các chính sách việc làm theo quy định, nhằm tạo việc làm cho lao động ngay tại địa phương, nhất là lao động thời vụ nông nhàn, lao động không có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động khác thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

* Hỗ trợ hộ nghèo về giáo dục

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ