Kế hoạch 12768/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 12768/KH-UBND
Ngày ban hành 18/10/2021
Ngày có hiệu lực 18/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12768/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA, GIẢM TỔN THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TẠO ĐỘNG LỰC TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” (sau đây viết tắt là Đề án) như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

2. Yêu cầu

a) Bám sát mục tiêu của kế hoạch, sát với thực tế tại địa phương và xác định rõ nội dung nhiệm vụ, các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện kế hoạch;

b) Vận dụng, lồng ghép các cơ chế chính sách, nhằm khuyến khích hỗ trợ các tổ chức kinh tế ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Sản xuất nông nghiệp cơ bản được cơ giới hóa ở các khâu từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; trong đó các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được cơ giới hóa đồng bộ.

2. Mc tiêu cthể

a) Nâng tỷ lệ cơ giới hóa đối với các khâu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

- Nâng tỷ lệ cơ giới hóa đối với các khâu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh trong trồng trọt, như sau:

+ Khâu làm đất bình quân đạt 95%.

+ Khâu gieo trồng bình quân đạt 62%.

+ Khâu chăm sóc: khâu tưới tiêu bình quân đạt 68%; khâu phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 99,3%.

+ Khâu thu hoạch đạt 80,5% (chủ yếu áp dụng đối với cây hàng năm: lúa, ngô, mía).

+ Khâu sơ chế: khâu sấy hạt tỷ lệ cơ giới hóa đạt 54,4% (áp dụng chủ yếu cho các loại cây cho hạt như lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều); khâu tách vỏ, làm sạch, đánh bóng đạt 72%.

+ Khâu vận chuyển đạt 99,6%.

+ Khâu bảo quản đạt 35% (áp dụng xây dựng kho cơ giới đối với vùng canh tác tập trung có diện tích lớn....).

- Nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong lĩnh vực chăn nuôi

+ Trang trại áp dụng hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống đạt 95%.

+ Trang trại áp dụng hệ thống vệ sinh chuồng trại (bằng máy bơm xịt và hệ thống vệ sinh chuồng tự động) tỷ lệ cơ giới hóa đạt 70%.

+ Khâu chế biến thức ăn thô (chủ yếu trong chăn nuôi bò) tỷ lệ cơ giới hóa đạt 67%.

+ Khâu giết mổ bằng dây chuyền bán tự động và tự động tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100%.

[...]