Kế hoạch 12/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 12/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2020
Ngày có hiệu lực 05/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 05 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 (gọi tắt Nghị quyết 01/NQ-CP) và Nghị quyết số 279/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch trin khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp; chú trọng tăng trưởng chất lượng, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng suất lao động; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo. Nâng cao cht lượng Chương trình mục tiêu quc gia Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bn vững. Chú trọng phát trin văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đi sống vật chất, tinh thần của người dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tận dụng hiệu quả các thành tựu và giải pháp của cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Chủ động ứng phó và thích nghi có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; phòng chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững

- Các cấp, các ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội gắn với triển khai có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,23% so với năm 2019.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo đảm tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kịp thời đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Phấn đấu năm 2020, tổng nguồn vốn hoạt động tăng 11%, vốn huy động tại địa phương tăng 5,5% và dư nợ cho vay tăng 13% nhưng có điều chỉnh phù hp tình hình thực tế; kiểm soát nợ xấu không quá 3%.

- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, khai thác hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu, gian lận thuế, chống chuyển giá, trốn lậu thuế, thu hồi nợ đọng thuế. Siết chặt kỷ luật, tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; rà soát cắt giảm những khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết, đảm bảo chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng an ninh. Phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn tnh năm 2020 đạt 11.540 tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước đạt 16.486 tỷ đồng.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức các chương trình đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, gắn vi thúc đẩy sản xuất hàng hóa, dịch vụ và phát triển thị trường nội địa. Tăng cường công tác quản lý thị trường, tích cực ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về chất lượng, cạnh tranh không lành mnh. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 đạt 121.749 tỷ đồng.

- Củng cố hệ thống thông tin, báo cáo; nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo, phục vụ quản lý, điều hành; hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu dự báo, cảnh báo kinh tế - xã hội, ngành lĩnh vực. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo và chất lượng của hệ thống thông tin, thống kê.

2. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn

- Khẩn trương triển khai Luật Đầu tư công năm 2019, kế hoạch đầu tư công năm 2020, đẩy nhanh tiến độ phân bổ, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Kiên quyết điều chỉnh kịp thời kế hoạch vốn của các dự án không triển khai được hoặc chậm triển khai cho các dự án khác có khả năng giải ngân cao; có giải pháp sớm hoàn thành dự án, công trình chậm tiến độ. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban ngành, địa phương và đơn vị trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công. Đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu công khai, minh bạch qua mạng.

- Tiếp tục thực hiện và tổng kết việc thực hiện các phương án, kế hoạch cơ cấu lại, xử lý nợ xấu đảm bảo theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020 đã được phê duyệt. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn, đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Tập trung chỉ đạo, chấn chỉnh, củng cố và tăng cường quản lý toàn diện hoạt động hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo đề án củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến 2030. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; đẩy mạnh thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán dịch vụ công, viện phí, học phí qua ngân hàng; cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng, cơ cấu tiền mặt phục vụ nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và triển khai chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo quyết định của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động và nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và các chỉ số xếp hạng quốc gia. Có chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phấn đấu xếp hạng môi trường kinh doanh tăng bậc. Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô, chất lượng. Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng bền vững, sáng tạo. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp. Có các giải pháp cụ thể, phấn đấu có 10.400 doanh nghiệp vào năm 2020. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là về đt đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Hoàn thành đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đến năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2020.

- Tiếp tục cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ:

+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng cao; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh, tăng năng suất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; xây dựng mô hình cánh đồng lớn; sản xuất rau an toàn theo VietGap. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững; triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất, các hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản hiệu quả, tiên tiến. Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi theo quy mô trang trại phù hợp với điều kiện từng vùng; cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; khuyến khích liên kết chăn nuôi theo chuỗi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao hiệu quả đầu ra, ổn định thị trường tiêu thụ. Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản, đảm bảo cơ cấu phù hợp ổn định giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền lãnh thổ; thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản; thực hiện các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác IUU nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Kiên Giang khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước, hướng ti việc Ủy ban Châu Âu (EC) xem xét và sớm thu hồi thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, phát triển rừng.

+ Phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, các ngành mang lại giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kêu gọi thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp và hạ tầng thương mại.

+ Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ, nhất là du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Thu hút các nhà đầu tư lớn, đầu tư phát triển cho 3 vùng du lịch trọng điểm (Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất; Kiên Lương - Hà Tiên và U Minh Thượng). Tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các vùng trong nước và quốc tế. Chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch; đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn cho du khách.

+ Tăng cường phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng hạ tầng chuyển phát và hạ tầng logistic phục vụ thương mại điện tử, kinh tế số và cải cách hành chính của tỉnh. Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ công tác quốc phòng, an ninh; tăng cường năng lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

+ Phát triển kinh tế biển, gắn với hình thành và phát triển mạnh các đô thị đảo và ven biển; xây dng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế; khai thác thủy sản theo hướng bền vững, đi đôi vi tập trung đẩy mạnh nuôi trồng ven biển, tận dụng tối đa lợi thế nuôi biển và phát triển kinh tế hàng hải.

3. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn

- Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư công nghiêm túc ngay từ đầu năm, sâu sát từng công trình, dự án đã được cân đối, bố trí vốn; nhất là đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 2.020 giường; cảng Rạch Giá; cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc,... Tiếp tục phi hợp, tháo gỡ các vướng mắc các dự án do Bộ Giao thông vận tải đầu tư trên địa bàn: Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; xây dng mới cầu Vàm Rầy trên QL80; đầu tư 382km đường GTNT để tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu.... Kịp thời duy tu các tuyến đường xuống cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Triển khai thực hiện các dự án phát triển lưới điện cung cấp điện cho các hộ dân, thực hiện tiêu chí nông thôn mới vđiện năm 2020; tiếp tục trin khai thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng về điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung giai đoạn 2016-2020; kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2025. Kịp thời khai thác phát triển các nguồn năng lượng tái tạo gắn với đảm bảo môi trường, nhất là đối với điện mặt trời.

- Thu hút các nguồn lực cho phát triển đô thị hiện đại ven biển từ Rạch Giá đến Hà Tiên. Bố trí vốn thực hiện lập quy hoạch và chương trình phát triển đô thị làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Huy động nguồn lực đu tư các nhà máy cấp nước trên địa bàn huyện Phú Quốc, Hà Tiên, Giồng Riềng, Tân Hiệp; hồ điều tiết nước Dương Đông, hệ thống xử lý nước thải Phú Quốc, Rạch Giá. Tiếp tục thực hiện chương trình thoát nước và chng ngập úng, ứng phó biến đi khí hậu.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh; mở rộng và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4; đảm bảo an toàn thông tin mạng và không gian mạng.

[...]