Kế hoạch 07/KH-UBND về kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2023
Ngày có hiệu lực 13/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 13 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (GRDP) NĂM 2023 TỈNH QUẢNG NINH

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN

1. Thuận lợi

- Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và cũng là năm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh (30/10/1963 - 30/10/2023). Các cấp, các ngành ra sức thi đua, lập thành tích hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh sẽ tạo khí thế, động lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

- Quảng Ninh tiếp tục là địa phương giữ vững địa bàn an toàn, linh hoạt, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giữ vững sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Lĩnh vực du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ nhờ khai thác tốt các nguồn khách du lịch nội địa và các nguồn khách nước ngoài truyền thống. Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch cùng với việc hoàn thành thông suốt toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái sẽ thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch biên giới trong năm 2023.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được tăng cường, các dự án giao thông chiến lược, đồng bộ được hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng như: đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Cầu Cửa Lục I, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái,...; các dự án đầu tư hạ tầng được đẩy nhanh tiến độ để chào mừng 60 năm thành tỉnh như: cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342; đường kết nối cao tốc Hạ Long - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh; đường ven sông kết nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1); Cầu Cửa lục 3; đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (km6+700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1)... là tiền đề thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023.

- Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, dự kiến công bố trong quý I/2023 làm cơ sở triển khai lập và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) ven biển Quảng Yên và các quy hoạch phân khu chức năng trong các KKT; Quy hoạch chi tiết 1/2000 một số khu công nghiệp (KCN) mới có tiềm năng dọc 2 bên tuyến đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến các địa phương Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều, khu vực tiếp giáp giữa Hạ Long và Cẩm Phả, khu vực gn với KCN cảng biển Hải Hà. Các dự đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN (Texhong Hải Hà giai đoạn 1, Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Việt Hưng, Sông Khoai ...) đã và đang triển khai đầu tư về cơ bản đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mặt bng sạch để các dự án thứ cấp có thể triển khai đầu tư được ngay. Các KCN đang hoạt động tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, mở rộng diện tích đầu tư hạ tầng (KCN Texhong Hải Hà, KCN Đông Mai, KCN Việt Hưng); một số Tập đoàn lớn đã hiện diện trong các KCN của tỉnh như Foxcom, TCL, Huyndai Thành Công, JinkoSolar... sẽ kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ cho các Tập đoàn này. Ngoài ra, đã có nhiều tổ chức kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài đã đến nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào các KCN, KKT và khả năng sẽ quyết định đầu tư trong năm 20231.

- Trong năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo sẽ tiếp tục là động lực đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế với bổ sung năng lực tăng thêm từ 09 dự án chế biến, chế tạo trong KCN, KKT2. Tỉnh đang ưu tiên, quyết liệt chỉ đạo triển khai một số dự án nhà ở công nhân cho các KCN sẽ tạo thuận lợi để thu hút lao động đến làm việc tại tỉnh.

2. Khó khăn, thách thức

- Tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá và nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá. Tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm, thất nghiệp gia tăng, nhiều thị trường lớn có xu hướng thu hẹp. Rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2023.

- Ngoài những rủi ro chủ yếu đến từ bên ngoài như: cuộc chiến ở Ukraine, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãi suất quốc tế tăng, USD mạnh lên và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng tăng ở Châu Âu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô, thì cũng có những rủi ro đến từ trong nước, đặc biệt trong thị trường ngân hàng và trái phiếu, vốn rất nhạy cảm với những điều kiện thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực bất động sản. Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn chưa kết thúc. Tác động của xung đột quân sự giữa một số nước, sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và nhu cầu đi du lịch. Thị trường khách du lịch quốc tế vẫn còn gặp khó khăn. Tác động tiêu cực của biến đi khí hậu sẽ ngày càng đè nặng lên sản xuất nông nghiệp, sức khỏe và sự an khang của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và bão lớn. Quốc hội đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 6,5%, thấp hơn so với số dự kiến thực hiện năm 2022 (khoảng 8%).

- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa ổn định và bền vững, năng lực nội sinh của ngành than, điện không có yếu tố mới, không có gia tăng. Ngành Than rất khó khăn trong mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu tư các dự án mới do vướng mắc về quy hoạch năng lượng quốc gia, dự kiến sản lượng than sản xuất năm 2023 sụt giảm so với năm 2022. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm, các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, đồng thời, các dự án dự kiến đi vào hoạt động đều có quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm không cao. Phát triển kinh tế biển và dịch vụ cảng biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng logistics có tiềm lực, thương hiệu, uy tín, khả năng kết nối trong nước và quốc tế. Khu vực nông, lâm, thủy sản chưa tận dụng hết các lợi thế, cơ hội mới tạo đột phá phát triển, thiếu quy hoạch đồng bộ, tổng thể nhiều nơi còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.

- Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư chậm đổi mới; hiệu quả thu hút vốn ngoài ngân sách, nhất là vốn FDI vào các KCN, KKT, tỷ lệ lấp đầy các KCN thấp hơn trung bình cả nước. Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN như giao thông, điện, nước đến nay chưa đồng bộ với các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng trong KCN. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao (kỹ sư, quản lý, phiên dịch) cũng đang là vấn đề khiến các nhà đầu tư băn khoăn khi lựa chọn các KCN, KKT tnh Quảng Ninh làm điểm thực hiện dự án.

- Thị trường kinh doanh bất động sản, chứng khoán dự báo tiếp tục gặp khó khăn; các dự án xây dựng khu đô thị nhà ở, phát triển khu đô thị mới chưa được nới lỏng chính sách quản lý; việc thanh tra, kiểm tra của các cấp đối với các dự án có sử dụng đất; chi phí xây dựng tăng lên... cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Tác động của chính sách áp thuế của một số thị trường trọng điểm đối với các sản phẩm dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc sẽ tác động đến quyết định đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. Do đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thu hút các dự án FDI lĩnh vực này, trong khu đó các KCN, KKT, đặc biệt là KCN Texhong Hải Hà có thể mạnh về phát triển lĩnh vực này.

- Dự kiến số thu ngân sách từ xăng dầu và than nhập khẩu (chiếm khoảng 65% trong tổng thu XNK) dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm 2023. Nguyên nhân: (i1) Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt xăng nhập khẩu trong năm 2023 theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN được điều chỉnh giảm từ 8% xuống 5%; (i2) Do thị trường Thép trong nước giai đoạn hiện nay suy giảm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ phải giảm nhập khẩu than và quặng sắt, sắt thép phế liệu, dn đến số thu từ các mặt hàng này sẽ giảm mạnh trong năm 2023.

- Dự báo năm 2023 giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm vẫn còn ở mức cao (khoảng 95-105 USD/thùng) nên tại dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 như năm 2022, dẫn đến số thu thuế BVMT đối với xăng dầu năm 2023 dự kiến giảm khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế của Quốc hội và Chính phủ còn tiếp tục triển khai trong năm 2023, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Tính chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa thực sự tích cực, còn lúng túng, bị động, thiếu linh hoạt. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương đôi lúc còn chưa chặt chẽ, hiệu quả, chưa kịp thời trao đổi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

II. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG TỪNG QUÝ NĂM 2023

Nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh (phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt trên 11%) thì các lĩnh vực, sản phẩm cần tăng tối thiểu tương ứng với các số liệu đề ra trong kịch bản tăng trưởng; trong đó cụ thể từng quý như sau:

1. Quý I/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 8,29% (cùng kỳ tăng 8,44%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 5,60%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,25%; Thuế sản phẩm tăng 9,1%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 12.580 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 10.030 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 2.550 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 4,55 triệu khách; Tổng thu du lịch ước đạt 8.748 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 664 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 22.067 tỷ đồng.

2. Quý II/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 9,27% (cùng kỳ tăng 9,96%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 6,64%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,9%; Thuế sản phẩm tăng 9,25%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 13.750 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 10.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 2.850 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 3,65 triệu khách; tổng thu du lịch ước đạt 7.957 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 775 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 24.900 tỷ đồng.

3. Lũy kế sáu tháng năm 2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 8,80% (cùng kỳ tăng 9,22%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,96%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 6,15%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,1%; Thuế sản phẩm tăng 9,17%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 26.330 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 20.830 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 5.500 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 8,2 triệu lượt, tổng doanh thu ước đạt 16.705 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.439 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 46.967 tỷ đồng.

4. Quý III/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 13,50% (cùng kỳ tăng 12,11%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,62%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 13,46%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 16,16%; Thuế sản phẩm tăng 9,75%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 12.400 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 9.200 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 3.200 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 4,35 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 9.570 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 788 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 29.681 tỷ đồng.

5. Lũy kế 9 tháng năm 2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10,48% (cùng kỳ tăng 10,24%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,56%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 14,9%; Thuế sản phẩm tăng 9,39%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 38.730 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 30.030 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 8.700 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 12,55 triệu lượt, doanh thu từ khách du lịch đạt 26.275 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.227 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 76.648 tỷ đồng.

6. Quý IV/2023: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 12,40% (cùng kỳ tăng 10,38%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,26%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,42%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 120,1%; Thuế sản phẩm tăng 9,72%. (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 15.270 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 11.970 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 3.300 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch ước đạt 2,45 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 6.125 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 30.917 tỷ đồng.

7. Cả năm 2022: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 11,03% (cùng kỳ tăng 10,28%); trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tầng 4,21% (cùng kỳ tăng 5,25%); Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,52% (cùng kỳ tăng 8,76%); Khu vực III: Dịch vụ tăng 16,48% (cùng kỳ tăng 14,37%); Thuế sản phẩm tăng 9,5% (cùng kỳ tăng 8,27%). (2) Thu ngân sách nhà nước đạt 54.000 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 42.000 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu đạt 12.000 tỷ đồng. (3) Tổng khách du lịch đạt 15 triệu lượt; khách quốc tế đạt 2 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 32.400 tỷ đồng. (4) Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.095 triệu USD. (5) Tổng vốn đầu tư xã hội 107.565 tỷ đồng.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ