Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 685/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/03/2022
Ngày có hiệu lực 18/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 685/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

Căn cứ Quyết định 5371/QĐ-BNN ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 07/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương xây dựng Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 784/TTr-SNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, gồm những nội dung như sau:

I. Quan điểm của Đề án

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; phù hợp, gắn liền với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở có sự tham gia của nhà quản lý, nhà khoa học và các thành phần kinh tế.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn. Đảm bảo chất lượng nông sản theo các tiêu chuẩn hữu cơ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng nông thôn mới; giải quyết nhu cầu việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định an ninh, kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn.

II. Mục tiêu Đề án

2.1. Mục tiêu chung

- Hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm được chứng nhận hữu cơ phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam, khu vực và thế giới.

- Nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các loại nông sản thực phẩm của tỉnh; khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2025

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% diện tích trồng trọt đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, cây ăn quả (cam, ổi, na..), rau, chè. Sản lượng chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (thịt gia súc, gia cầm, trứng thủy cầm, gia cầm...) đạt tối thiểu 2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh như lợn, bò thịt, bò sữa, gà thịt, trứng gà, trứng vịt...

- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt tối thiểu 1,5% tổng diện tích nuôi trồng đối với một số sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của tỉnh như tôm, của, rươi, sá sùng, hải sâm, bào ngư.

- Diện tích đạt tiêu chuẩn hữu cơ đối với sản phẩm cây Quế khoảng 20%. Tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng của cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh (quế, hồi, sở, trà hoa vàng) đạt khoảng 70% đối với hình thức khai thác từ tự nhiên và đạt ít nhất 30% đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất).

- Giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ so với sản xuất thông thường đạt từ 30% trở lên.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ