Công văn 2200/BKHĐT-KTĐN năm 2017 giải trình đề xuất dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vốn ADB do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 2200/BKHĐT-KTĐN
Ngày ban hành 23/03/2017
Ngày có hiệu lực 23/03/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 2200/BKHĐT-KTĐN
V/v giải trình đề xuất dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vốn ADB

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại văn bản số 1775/VPCP-QHQT ngày 28/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về một số ý kiến liên quan đến đề xuất dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã có văn bản giải trình số 824/UBND-TH ngày 08/3/2017, số 595/UBND-TH ngày 09/3/2017, số 922/UBND-TH ngày 08/3/2017, số 167/UBND-KTN ngày 07/3/2017). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức cuộc họp ngày 10/3/2017 để lấy ý kiến các cơ quan liên quan: Văn phòng Chính phủ; các Bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn nội dung làm rõ những nội dung theo yêu cầu chỉ đạo (Biên bản cuộc họp đính kèm).

Trên cơ sở ý kiến giải trình của UBND các tỉnh, ý kiến của các cơ quan liên quan tại cuộc họp ngày 10/3/2017; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Sự cần thiết đầu tư và các hạng mục của dự án

1.1. Sự cần thiết đầu tư

Các tỉnh Đông Bắc bao gồm 04 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn là các tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở mức 18,14% (năm 2014), gấp đôi mức trung bình của cả nước (9,45%). 17/43 huyện của các tỉnh là huyện nghèo, chiếm gần 1/4 tổng số huyện nghèo của cả nước, trong đó có 13 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù có địa hình tiếp giáp nhưng kết nối giao thông của 04 tỉnh còn rất hạn chế, chỉ một số quốc lộ chính được đầu tư nâng cấp; hạ tầng giao thông nội tỉnh giữa các huyện, xã cũng trong tình trạng yếu kém, hư hỏng và không được nâng cấp thường xuyên. Hệ thống giao thông trong khu vực Đông Bắc rất lạc hậu do phần lớn các tỉnh là miền núi, vùng sâu và vùng xa, phân bổ dân cư không tập trung. Trong khu vực không có đường hàng không và đường thủy nên giao thông gần như hoàn toàn phụ thuộc vào vận tải đường bộ.

Tỷ lệ cư dân nông thôn tại các tỉnh được sử dụng nước sạch còn thấp, nhiều vùng sâu vùng xa vẫn dựa vào hệ thống nước tự chảy. Một số huyện còn xảy ra tình trạng thiếu nước (huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn). Do các địa bàn này là vùng nghèo, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế nên khu vực tư nhân cũng không quan tâm tham gia đầu tư.

Phương thức canh tác nông nghiệp tại các xã huyện nghèo còn lạc hậu, giá trị gia tăng thấp và thiếu kết nối với thị trường. 03 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang đã được IFAD hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong khi đó tỉnh Lạng Sơn chưa được tiếp cận mô hình này.

Bên cạnh đó, một đặc thù riêng của Lạng Sơn là kinh tế cửa khẩu, du lịch và dịch vụ đóng vai trò là nguồn thu, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên không phát huy được toàn diện lợi thế này.

Do vậy, với mục đích nhằm giải quyết các nút thắt phát triển, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong phát triển của 04 tỉnh Đông Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các tỉnh, cơ quan liên quan và ADB xây dựng dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn ADB.

1.2. Các hạng mục dự án

Dự án được thiết kế gồm các hợp phần sau:

- Hợp phần 1 - Hệ thống giao thông liên kết vùng: Bao gồm xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường nhằm tăng cường kết nối giữa các địa phương và nội tỉnh, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, giao thương.

- Hợp phần 2 - Cấp nước sinh hoạt và sản xuất: Tập trung xây dựng các hệ thống cấp nước sạch và sinh hoạt cho các xã nghèo, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phục vụ phát triển du lịch.

- Hợp phần 3 - Cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị nông nghiệp (ARCV): Là hợp phần hỗ trợ riêng cho Lạng Sơn theo mô hình dự án IFAD đang được triển khai tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

- Hợp phần 4 - Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối phía Đông Nam thành phố Lạng Sơn: Là hợp phần hỗ trợ riêng cho tỉnh Lạng Sơn, vay vốn OCR nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phía Đông Nam thành phố Lạng Sơn, đầu tư nâng cấp hạ tầng các tuyến đường ra cửa khẩu nhằm thúc đẩy triển giao thương, hạ tầng du lịch dịch vụ, tạo cú hích cho đầu tư tư nhân và tạo nguồn thu cho công tác trả nợ dự án.

Phân bổ cho các tỉnh cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu USD

STT

Nguồn vốn

Lạng Sơn

Hà Giang

Cao Bằng

Bắc Kạn

Tổng

1

ADF/COL

48,75

33,75

33,75

33,75

150

2

OCR/MOL

50

-

-

-

50

3

Vốn đi ứng

17,5

5,88

5,88

5,95

35,21

 

Tổng

116,25

39,63

39,63

39,70

235,21

2. Ý kiến các cơ quan liên quan

Tại cuộc họp ngày 10/3/2017 về triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các cơ quan có ý kiến như sau:

a) Ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án. Về một số hạng mục liên quan đến phạm vi quản lý ngành, Bộ có ý kiến như sau:

- Hạng mục cấp nước: Việc cấp nước sạc cho sản xuất và sinh hoạt là vấn đề lớn của các tỉnh Đông Bắc. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực đầu tư cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch cho các tỉnh này thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người dân, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa. Việc xã hội hóa cấp nước nước sạch nhìn chung phù hợp với các khu vực đô thị, nhưng đối với các xã nghèo vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Hạng mục Cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị nông nghiệp cho tỉnh Lạng Sơn: Hiện nay cả 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang đều đang được IFAD hỗ trợ mỗi tỉnh khoảng 20 triệu USD cho việc nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp, giúp đồng bào vùng sâu vùng xa tiếp cận tư duy sản xuất mới, đầu tư nâng cao chất lượng của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp có kết nối với thị trường. Việc thực hiện dự án đã bước đầu mang lại kết quả tích cực. Để nhân rộng kết quả của mô hình phát triển nông nghiệp của IFAD đồng thời đảm bảo việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội như mục tiêu đặt ra của dự án, hỗ trợ của ADB cho Lạng Sơn là cần thiết.

b) Ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Ủng hộ sự cần thiết đầu tư và các nội dung dự án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có các văn bản số 5702/NHNN-HTQT ngày 27/7/2016, số 6892/NHNN-HTQT ngày 14/9/2016 góp ý đề xuất dự án.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ