Công văn 635/BKHĐT-KTĐN năm 2017 về đề xuất dự án "Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn" vốn Ngân hàng Phát triển châu Á do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 635/BKHĐT-KTĐN
Ngày ban hành 23/01/2017
Ngày có hiệu lực 23/01/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

B KHOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 635/BKHĐT-KTĐN
V/v đề xuất dự án "Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn" vốn ADB.

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

BKế hoạch và Đầu tư nhận được công văn của Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Hà Giang (số 2586/UBND-TH ngày 04/08/2016, số 2745/UBND-TH), Cao Bằng (số 2248/UBND-TH ngày 16/8/2016, số 2117/UBND-TH ngày 05/8/2016), Bắc Kạn (số 3654/UBND-TH ngày 26/8/2016), Lạng Sơn (số 800/UBND-KTN ngày 18/08/2016, số 802/UBND-KTN ngày 18/8/2016) đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án "Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến như sau:

I. Cơ sở pháp lý

1. Dự án "Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn" phù hợp với định hướng ưu tiên sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Dự án nằm trong danh mục các dự án ADB dự kiến tài trợ cho Việt Nam tài khóa 2017.

2. Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) chuẩn bị dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 30/12/2015.

3. Căn cứ Khoản 3, Điều 13, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài quy định về trình tự, thủ tục đề xuất và lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, đề xuất dự án cần được các cơ quan liên quan góp ý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Cơ quan chủ quản dự án lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

II. Tóm tắt về dự án

1. Tên dự án và nhà tài trợ: Dự án "Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn" do ADB tài trợ.

2. Cơ quan chủ quản: UBND các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bc Kạn

3. Mục tiêu, phạm vi:

3.1. Mục tiêu: Cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao tính kết nối giữa bốn tỉnh vùng Đông Bắc thông qua phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện hệ thống cấp nước nông thôn đáp ứng cung cấp nước sạch cho người dân, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nông thôn, tăng cường năng lực và tính chủ động trong việc lập kế hoạch đầu tư và quản lý phát triển của các tỉnh.

3.2. Phạm vi thực hiện: Các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

4. Các dự án thành phần và kết quả dự kiến:

4.1. Dự án thành phần tỉnh Cao Bằng

Gồm 03 hợp phần chính:

a) Hợp phần 1: Hệ thống đường giao thông liên kết vùng

Xây dựng, cải tạo nâng cấp một số tuyến đường nhằm tăng cường kết nối, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải của địa phương, của tỉnh bạn cũng như nhu cầu vận tải thương mại biên giới; phục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch:

- Đường Tỉnh 211, đoạn Trà Lĩnh - Trùng Khánh (khoảng 28 km).

- Đường tỉnh 206 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) - Cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang) (khoảng 27 km).

- Đường giao thông Tĩnh Túc - Phan Thanh - Mai Long (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) (khoảng 29 km).

b) Hợp phần 2: Cấp nước sinh hoạt và sản xuất

Đầu tư hệ thống cấp nước, cải thiện điều kiện và nâng cao dịch vụ cấp nước cho người dân và nhất là người dân ở vùng nông thôn, người nghèo đphục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, du lịch tại các địa bàn:

- Thị trấn Xuân Hòa và xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng: Cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 7.468 người với công suất 2.000m3/ngày đêm.

- Thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng: Dự trữ, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5.400 người với công suất 1.500m3/ngày đêm.

c) Hợp phần 3: Quản lý dự án

Bảng 1: Chi tiết phân bổ vốn dự kiến - tỉnh Cao Bằng:

Đơn vị: triệu USD

[...]