Chương trình 8228/CTHĐ-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 531/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 8228/CTHĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2021
Ngày có hiệu lực 15/11/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8228/CTHĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 11 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 531/QĐ-TTG NGÀY 01/4/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Triển khai thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện, cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU:

1. Quan điểm phát triển:

Phát triển mạnh khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại đi đôi với hiệu quả, bền vững, nhất là các dịch vụ có lợi thế, giá trị gia tăng cao như du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nông sản; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao và khả năng cạnh tranh như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông; đảm bảo các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 910%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 45-46% GRDP.

b) Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2031-2050 tiếp tục duy trì cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2050, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm trên 55% GRDP.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ:

1. Đối với các ngành dịch vụ ưu tiên:

1.1. Dịch vụ du lịch:

a) Phát triển du lịch chất lượng cao; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách về phát triển du lịch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch; tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho phát triển du lịch.

b) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển du lịch, nhất là tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch Đankia - Suối vàng, hồ Prenn, các Khu du lịch thuộc công trình trọng điểm của tỉnh và khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.

c) Tăng cường công tác xúc tiến, đẩy mạnh kết nối du lịch trong nước và quốc tế; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch. Chú trọng phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược 2021-2030, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch. Xây dựng các tour, tuyến du lịch trên địa bàn trong quan hệ hợp tác liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

d) Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho du khách dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường, giữ gìn cảnh quan, khác biệt. Khẳng định thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, khuyến khích xây dựng các khu vui chơi, giải trí lớn, hiện đại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp,... phát triển kinh tế về đêm, tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách.

d) Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; quản lý khách du lịch, hoạt động du lịch và tài nguyên du lịch; kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

e) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, nhân lực chất lượng cao, bảo đảm yêu cầu về số lượng và chất lượng.

1.2. Dịch vụ logistics và vận tải:

a) Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng tích cực tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường vận tải, thị trường dịch vụ logistics.

b) Phát triển thị trường vận tải, thị trường dịch vụ logistics gắn liền với nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0.

c) Sử dụng, đầu tư hiệu quả, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (kho, bãi hàng hóa, bến xe hàng) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hóa trong các trung tâm đô thị, đặc biệt là phát triển mạng lưới thu gom nông sản tại các xã. Phát huy vai trò của cảng hàng không Liên Khương (phát triển thành cảng hàng không quốc tế), các tuyến cao tốc theo quy hoạch (Cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, Nha Trang-Đà Lạt, Liên Khương-Buôn Ma Thuột), tuyến quốc lộ nối vào cao tốc Bắc Nam.

d) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển năng lực và nâng cao chất lượng vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng (kết nối các huyện, thành phố) chú trọng mục tiêu an toàn và tiện lợi; tổ chức tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ dịch vụ vận tải, logistics đáp ứng được nhu cầu của tỉnh.

1.3. Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông:

a) Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, đề án và cơ chế, chính sách của Trung ương về công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng đến tỉnh Lâm Đồng phát triển thông minh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ