Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Chương trình 12/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 531/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Số hiệu 12/CTr-UBND
Ngày ban hành 26/08/2021
Ngày có hiệu lực 26/08/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Trần Huy Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CTr-UBND

Yên Bái, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 531/QĐ-TTG NGÀY 01/4/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược tổng thế phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây viết tắt là Quyết định số 531/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh Yên Bái với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 531/QĐ-TTg; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thống nhất hành động của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân. Xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển khu vực dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung về phát triển khu vực dịch vụ và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành và địa phương.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm phát trin

Phát triển khu vực dịch vụ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và lợi thế đặc trưng từng vùng của tỉnh để đưa khu vực dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển dịch vụ đa dạng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, tính hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát triển khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát triển các ngành dịch vụ đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, có khả năng tự chủ và thích ứng linh hoạt trước ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phn kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, phát triển dịch vụ; ưu tiên phát triển một số ngành dịch vụ có tim năng, lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7,5 - 8%. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 47% GRDP.

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2030- 2050 tiếp tục duy trì ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ

1. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên

1.1. Dịch vụ du lịch

Đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2050.

Xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch Yên Bái và hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch xanh theo chui giá trị, tạo hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” ở 04 vùng du lịch của tỉnh. Đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà trở thành trung tâm du lịch khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; xây dựng huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch và thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch; phát triển loại hình du lịch tâm linh theo hướng chuyên nghiệp tại quần thdi tích quốc gia Đen Đông Cuông, huyện Văn Yên gắn với trải nghiệm giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống vùng quế.

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển du lịch, bao gồm hạ tầng giao thông kết ni công nghệ thông tin tại các khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, bản sắc dân tộc, đặc sắc, khác biệt, có giá trị gia tăng cao. Triển khai xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế.

1.2. Dịch vụ logistics và vận tải

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải; liên kết các phương thức vận tải, quản lý đa phương thức dịch vụ logistics và vận tải. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông trong mối liên kết vùng, liên vùng và đối tác trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để thu hút tối đa các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao; tận dụng tối đa lợi thế đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để quy hoạch xây dựng các trung tâm kho bãi, trung tâm phân phối logistics phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước theo hướng tích cực, tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng dịch vụ logistics và vận tải. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ dịch vụ logistics và vận tải đáp ứng yêu cầu.

[...]