Chương trình 25/CTr-UBND năm 2022 về xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt” trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 25/CTr-UBND
Ngày ban hành 28/12/2022
Ngày có hiệu lực 28/12/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Văn Hồng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/CTr-UBND

Cần Thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM VỀ ĐIỂM BÁN HÀNG VIỆT VỚI TÊN GỌI “TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM”, “TINH HOA HÀNG VIỆT” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát trin thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025; căn cứ Thông báo số 92/TB-UBND ngày 23/12/2022 của UBND thành phố về Phiên họp UBND thành phố tháng 12 năm 2022 (Phiên họp chuyên đề), UBND TP. Cần Thơ ban hành Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt” trên địa bàn thành phố, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam có chất lượng, uy tín đến tay người tiêu dùng trên địa bàn, góp phần phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt”, thúc đẩy nhân rộng các điểm bán hàng Việt trên địa bàn, góp phần phát triển hệ thống phân phối, hình thành mô hình các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến với người tiêu dùng.

2. Yêu cầu

Xây dựng mô hình thí điểm Điểm Bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” được thực hiện với kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thí điểm mô hình điểm bán hàng Việt Nam có trách nhiệm duy trì cửa hàng hoạt động đều đặn, thường xuyên; có các mặt hàng là sản phẩm của Việt Nam và các sản phẩm lợi thế của địa phương (như sản phẩm đặc trưng, đặc thù, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biu, sản phẩm OCOP,..), có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, diện tích cửa hàng, bãi xe có khả năng đáp ứng số lượng khách đến mua sắm; vị trí, địa điểm cửa hàng thuận lợi (ví dụ: trên trục đường chính, điểm đến tham quan, gần nơi nghỉ dưỡng tại khu du lịch của thành phố Cần Thơ).

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng và vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng ý thức tiêu dùng trong nhân dân; bên cạnh đó nâng cao ý thức trách nhiệm đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh: hàng hóa đảm bảo chất lượng, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh thực hiện văn minh thương mại.

b) Phối hợp rà soát các doanh nghiệp, sản phẩm có chất lượng cao; triển khai các thông tin và khuyến khích doanh nghiệp tham gia các chương trình tôn vinh sản phẩm, tôn vinh doanh nghiệp do các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp, chủ thể OCOP quảng bá sản phẩm, tham gia các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại do Trung ương và thành phố tổ chức; vận động doanh nghiệp tham gia các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp; kết nối các sản phẩm địa phương đạt chuẩn vào chuỗi phân phối hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...).

d) Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ thể OCOP xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ; thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử để mở rộng kênh phân phối hàng hóa trong vào ngoài nước.

đ) Hỗ trợ các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại phục vụ cho sự phát triển của chuỗi cung ứng hàng hóa đặc trưng, đặc thù, OCOP của địa phương.

2. Giải pháp

a) Giải pháp về xây dựng các điểm bán hàng Việt

- Phát triển hệ thống phân phối hiện đại

+ Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ trin lãm Cần Thơ, UBND quận, huyện thực hiện: khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc chuỗi phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) ký kết hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đặc trưng, đặc thù của thành phố và chủ thể OCOP; hỗ trợ các chủ thể OCOP kết nối với các đầu mối phụ trách thu mua của hệ thống phân phối hiện đại.

+ Giao Sở Công Thương chủ động, phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp đang kinh doanh, tiêu thụ nông sản, các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, OCOP có nhu cầu đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại chuỗi cung ứng hiện đại.

- Phát triển các cửa hàng kinh doanh thương mại, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, đặc thù, OCOP của thành phố Cần Thơ

+ Giao UBND quận, huyện chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh... mở các điểm/cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, đặc thù, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ đến người tiêu dùng trên địa bàn thành phố và khách tham quan, du lịch đến thành phố Cn Thơ.

+ Đề nghị Liên Đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi Nhánh tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Hội Doanh nhân trẻ thành phố, Hội Nữ doanh nhân thành phố vận động thành viên là doanh nhân tham gia ủng hộ, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện các Chương trình “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt” để thúc đẩy nhận thức, tiêu dùng và quảng bá các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, OCOP của thành phố Cần Thơ.

b) Giải pháp phát triển kinh tế số cho các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, OCOP của thành phố Cần Thơ

- Căn cứ các nhiệm vụ đã giao tại Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, các sở, ban ngành thành phố, UBND quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai các hoạt động kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ thể OCOP tham gia hoạt động thương mại điện tử, nâng cao kỹ năng, kiến thức ứng dụng thương mại điện tử và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh.

- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố và Công ty TNHH Truyền thông số Mekongexpo hỗ trợ, đưa các chủ thể OCOP của thành phố Cần Thơ, các sản phẩm đặc trưng, đặc thù của thành phố tham gia sàn Mekong Expo (https://mekongexpo.vn/).

c) Giải pháp quảng bá các điểm bán hàng sản phẩm OCOP, đặc trưng, đặc thù của địa phương

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ