Báo cáo 98/BC-UBND năm 2015 sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 98/BC-UBND
Ngày ban hành 17/11/2015
Ngày có hiệu lực 17/11/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/BC-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 11 năm 2015

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 3953/BKHCN-VCLCS ngày 20/10/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, như sau:

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung và nhiệm vụ Chiến lược: Thanh Hóa đã triển khai phổ biến, tuyên truyền Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 trên phạm vi toàn tnh. Để triển khai thực hiện Chiến lược có hiệu quả, UBND tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xây dựng Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2015 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trong Chiến lược cho phù hợp với tình hình địa phương.

- Những nội dung của Chiến lược được cụ thhóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của địa phương: Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định 5 định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ là: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ; Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và các hướng công nghệ ưu tiên; Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương; Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ. C5 định hướng này đã được cụ thể hóa trong Đề án phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2015.

- Các văn bản trin khai Chiến lược đã ban hành: Từ năm 2011 đến nay, Tỉnh đã ban hành 2 chương trình, 3 đề án, dự án, 6 kế hoạch, quy hoạch và 12 quyết định, quy định, quy chế khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ1. Nhìn chung, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, quy định, quy chế được ban hành đã góp phn triển khai thc hiện các mục tiêu định hướng và các giải pháp phát triển KH&CN trong Chiến lược, góp phần đẩy mạnh hoạt động KH&CN và nâng cao hiệu quả công tác quản lý KH&CN trên địa bàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển KH&CN

- Tình hình đu tư của địa phương từ ngân sách nhà nước cho KH&CN: trong giai đoạn 2011 - 2015, chi đầu tư từ ngân sách cho KH&CN (gồm cả chi ngân sách tỉnh và bổ sung của Trung ương) là 521,304 tỷ đồng2, đạt tỷ lệ 0,64% trong tổng chi ngân sách tỉnh giai đoạn 2011 - 20153).

- Tchức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 49 tổ chức KH&CN, gồm 29 tổ chức KH&CN công lập và 20 tổ chức KH&CN ngoài công lập, trong đó:

+ Tổ chức nghiên cứu và phát trin: 12 tổ chức, được tổ chức dưới hình thức trung tâm (08 tổ chức công lập thuộc tỉnh, 01 tổ chức công lập thuộc TW đóng trên địa bàn tnh; 03 tổ chức thuộc doanh nghiệp của tỉnh).

+ Cơ sở giáo dục đại học: 09 cơ sở, đều là đơn vị sự nghiệp công lập (02 trường đại học thuộc tỉnh; 02 cơ sở thuộc trường đại học của TW; 03 trường cao đẳng thuộc tỉnh; 02 trường cao đẳng thuộc TW).

+ Tổ chức dịch vụ KH&CN: 28 tổ chức, được tổ chức dưới hình thức trung tâm (01 tổ chức là đơn vị thuộc TW; 27 tổ chức thuộc tỉnh, gồm: 11 đơn vị sự nghiệp công lập và 16 đơn vị ngoài công lập thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh).

- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Hiện nay, Thanh Hóa có khoảng 147,4 nghìn cán bộ KH&CN, trong đó có 14 phó giáo sư (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ có 01 phó giáo sư), 168 tiến sỹ (tăng gần 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010); 4.700 thạc sĩ (tăng gn 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010); 68.500 đại học (tăng gần 1,2 ln so với giai đoạn 2006 - 2010); và 74.000 người có trình độ cao đẳng.

Cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN của tỉnh hiện có 1.640 người (trong đó: Phó giáo sư: 13, tiến sĩ: 118, thạc sĩ: 703), chiếm 1,2% tổng số cán bộ KH&CN toàn tỉnh. Tuy nhiên, cán bộ KH&CN có trình độ cao chủ yếu ở các trường đại học và cao đẳng; lực lượng cán bộ KH&CN tại 13 trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc các sở, ngành của tỉnh còn rt mỏng (tổng số chỉ có 329 người, trong đó: tiến sỹ: 0; Thạc sỹ: 41; Đại học: 212; cao đẳng: 76).

- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã cấp giấy chứng nhận cho 9 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao: 0

- Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp: 2 sáng chế, 1 giải pháp hữu ích 4.

2. Kết quả thực hiện các định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm5 với 224 nhiệm vụ KH&CN cấp tnh (tăng 19% so với giai đoạn 2006 - 2010), kinh phí SNKH của tỉnh để thực hiện là 135,33 tỷ đồng (tăng gần 3 ln so với giai đoạn 2006 - 2010). Qua thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm này, nhiều hình sản xuất tiên tiến, tiến bộ KHKT, công nghệ cao đã được ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

- Trong nông nghiệp: Đã công nhận sản xuất thvà công nhận chính thức 7 giống lúa (Thanh Ưu 3, Thanh Ưu 4, Thuần Việt 2, Thuần Việt 7, Thanh Hoa 1, Hồng Đức 9, Nếp Hạt cau); tuyển chọn được nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, giống lạc, khoai tây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tỉnh Thanh Hóa như: Nếp N97 (60-64tạ/ha), Nếp N98 (59-61 tạ/ha); LTH31 (60-64 tạ/ha); HT9 (59-65 tạ/ha); Ngô NK4300 (68-70 tạ/ha), giống lạc L19, L26 (30-35 tạ/ha); khoai tây Solada, Aladin, Atlantit chất lượng cao (23 tấn/ha); hoặc phù hợp đất nhiễm mặn như giống lúa DT68 (63-64 tạ/ha), Hương ưu 98 (67-68 tạ/ha), giống đậu xanh ĐX208 (12,8-15,9 tạ/ha), ĐX 16 (20-22 tạ/ha). Xây dựng các mô hình ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, trồng xen canh, luân canh; các mô hình dược liệu xen cây công nghiệp (cao su, keo …) nâng cao hiệu quả sản xuất: Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ trên đất vàn cao, cấy lúa kém hiệu quả của huyện Hà Trung; Mô hình trồng đậu tương trên đất đồi dốc và đất 1 lúa thiếu nước, năng suất thấp nhờ nước trời tại huyện Quan Sơn - Thanh Hóa”. Mô hình luân canh, xen canh mía với đậu tương và lạc. Mô hình trồng xen Ngô DK 9955, Lạc L26. Mô hình xen canh sa nhân tím dưới tán rừng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. ng dụng các kỹ thuật mới xây dựng hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững: ứng dụng kỹ thuật tinh phân giới tính cho bò sữa tại Thanh Hóa; kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Xây dựng hình chăn nuôi an toàn theo hướng Vietgahp; các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao; hình cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò và trồng cỏ chăn nuôi bò lai hướng thịt; mô hình sản xuất trang trại sinh thái nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ trong thủy sản để đa dạng các đối tượng nuôi trồng như cá Hồi Vân, cá Tầm, chủ động nguồn giống thủy sản (giống Ngao Bến tre, cá Lóc, cá chẽm, cá Lăng chấm, ốc hương...); bước đầu đã có những nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Nâng cao năng lực bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con tại vùng ven biển và cửa sông, xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tham gia khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các cửa Lạch: xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển có giá trị kinh tế để khuyến cáo cho ngư dân về mùa vụ, ngư trường khai thác thích hợp; nghiên cứu sản xuất ngư cụ đánh bắt cá...

- Trong công nghiệp - xây dựng: đã nghiên cứu sử dụng đất đồi sản xuất gạch nung thay thế đất ruộng; sử dụng bột đá thải để sản xuất gạch không nung; xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ phù hợp phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi; nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm chiết xuất từ thực vật có tác dụng xua đuổi côn trùng trong bảo quản thóc, ngô; nghiên cứu về tiềm năng năng lượng gió, năng lượng mặt trời; xây dựng mô hình sử dụng năng lượng mặt trời tại đảo Mê; ng dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng đường phố tiết giảm được từ 30 - 48% lượng điện năng tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nông nghiệp, quản lý tài nguyên đất đai: xây dựng bộ công cụ phần mềm hỗ trợ biên tập bản đồ số hóa dữ liệu đo từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) lên hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho quản lý rừng, giảm thời gian biên tập bản đồ, đơn gin hóa sử dụng GPS, tiết kiệm được kinh phí đào tạo, tập huấn; ng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2020, hoàn thiện phn mềm quản lý cơ sở dữ liệu GIS quản lý rừng và phòng chống cháy rừng; xây dựng phần mềm trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của tỉnh về đất đai; nghiên cứu xây dựng quy trình bảo quản thóc đóng bao trong môi trường áp suất thấp giảm tỷ lệ hao hụt so với các phương pháp trước đây.

- Trong y - dược: đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng một số bệnh phổ biến trong cộng đồng, hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong việc chẩn đoán, phát hiện, phòng và điều trị bệnh; nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đông dược...Đã nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở thành phố Thanh Hóa; nghiên cứu hoàn thiện mô hình chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng ở Thanh Hóa. Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật điều trị phình đại tràng bẩm sinh một thì qua hậu môn, kết hợp nội soi tại bệnh viện Nhi; ứng dụng quy trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đánh giá kết quả phẫu thuật và phục hi chức năng sau phẫu thuật; ng dụng phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Lặc. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế biến dược liệu theo quy trình khép kín, sản xuất dược liệu an toàn; bào chế các sn phẩm theo các bài thuốc gia truyền (Hoàn Sinh Lực, Hầu Tê Hoàn, Thập Hoàng Hoàn ….) để phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiều kỹ thuật mới, trang thiết bị hiện đại phục vụ góp phần phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, tăng hiệu quđiều trị.

- Trong khoa học xã hội nhân văn: đã tập trung nghiên cứu thực trạng, tổng kết thực tiễn, đề xuất giải pháp ở một số lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo, an ninh, quốc phòng nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở địa phương. Về kinh tế, xã hội: đã nghiên cứu giải pháp huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu về giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Thanh Hóa; nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Về văn hóa: nghiên cứu giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở Thanh Hóa giai đoạn 2012-2020. Nghiên cứu xác lập hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững với các vùng miền đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới ở Thanh Hóa. Về An ninh - quốc phòng: nghiên cứu về vai trò của tri thức bản địa trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở cộng đồng dân tộc các xã biên giới tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu về các giải pháp quản lý và huy động các phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân phục vụ nhiệm vụ động viên thời chiến và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tnh Thanh Hóa. Về giáo dục đào tạo: đã nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.

- Trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đi khí hậu: Nghiên cứu giải pháp khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo phục vụ đời sng và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác năng lượng gió và năng lượng mặt trời, đánh giá vị trí và quy mô các khu vực có khả năng khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời ở Thanh Hóa và khuyến cáo một số công nghệ phù hợp cho khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Xây dựng mô hình thí điểm sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió để phát điện chiếu sáng đường phố tại thành phố Thanh Hóa (sử dụng pin năng lượng mặt trời để chiếu sáng 1 km đường rộng 39 m tại Khu đô thị Đại lộ Đông Tây Thành phố Thanh Hóa trong thời gian từ 6 giờ tối đến 5 giờ sáng); Xây dựng mô hình khai thác năng lượng mặt trời và sức gió để tạo ra nguồn điện tại chỗ cung cấp cho bộ đội Đảo Mê. Đã nghiên cứu xác định được nguyên nhân sụt lún đất, khoanh vùng nguy cơ sụt lún đất tại Thanh Hóa (là Hà Trung - Hậu Lộc, Tĩnh Gia và Thường Xuân) đồng thời đưa ra các giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do sụt lún đất. Nghiên cứu các giải pháp thích ứng, biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tác hại của các tai biến thiên nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu ở Thanh Hóa. ng dụng KHCN xây dựng mô hình giảm thiu ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi ln tỉnh Thanh Hóa. Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn nước thải trong nông nghiệp, công nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu.

- Về phát triển tài sản trí tuệ: có 08 đặc sản địa phương đã và đang được xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (03 nhãn hiệu chng nhận, 04 nhãn hiệu thể tập và 01 chỉ dẫn địa lý)6.

3. Các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ

[...]