Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Số hiệu 196/KH-UBND
Ngày ban hành 05/12/2022
Ngày có hiệu lực 05/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 05 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần thực hiện đạt và vượt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; chú trọng hỗ trợ triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST; tích cực, chủ động tiếp cận, vận dụng thành công những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và đi sống xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và ĐMST vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp. Đến năm 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hp (TFP) vào tăng trưởng GRDP của tỉnh ở mức trên 50%.

b) Tăng đầu tư, đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST, phấn đấu đến năm 2025, đầu tư cho khoa học và công nghệ đạt 1,2%-1,5% GRDP, trong đó đóng góp của xã hội cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ chiếm 60%-65%. Đến năm 2030, đầu tư cho khoa học và công nghệ phấn đấu đạt 1,5%-2% GRDP, trong đó đóng góp của xã hội cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ chiếm 65%-70%.

c) Thực hiện đạt mục tiêu phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên theo Quyết định số 2209/QĐ-UBND ngày 22/9/2021; phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 25/5/2022; hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 16/9/2021; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 30/6/2021; phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên theo Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Phấn đấu đến năm 2030, hỗ trợ triển khai, áp dụng, cập nhật dữ liệu truy xuất nguồn gốc cho 100% sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu (được đóng gói sẵn) thuộc các lĩnh vực theo hướng dẫn của bộ, ngành chức năng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc; dữ liệu truy xuất nguồn gốc được cập nhật lên Cng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia theo quy định.

đ) Đến năm 2025, nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước (quy đi toàn thời gian) đạt 10 người/một vạn dân; đến năm 2030 đạt 12 người/một vạn dân, trong đó chú trọng phát triển nhân lực trong khu vực doanh nghiệp.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐMST ĐẾN NĂM 2030

1. Đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển tổ chức khoa học và công nghệ; phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, huy động tài chính và quản lý tài chính; xây dựng cơ sở vật chất; thông tin khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế cho phát triển khoa học và công nghệ.

b) Hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường phục vụ phát triển bền vững.

c) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách đối với việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích phát triển start-up trên địa bàn tỉnh.

d) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách hướng ti phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khai thác các sáng chế.

đ) Xây dựng, cụ thể hóa các chính sách về đào tạo nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, lao động có trình độ ứng dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

e) Tăng cường mối quan hệ, hình thành các liên kết ngành dọc theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ ở các khâu, thông tin dự báo nhanh, chính xác đối với ngành hàng, sản phẩm thế mạnh của tỉnh (quốc tế, khu vực, trong nước).

g) Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình khoa học và công nghệ cấp huyện nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tại địa phương.

2. Phát triển tổ chức, tiềm lực khoa học, công nghệ và ĐMST

a) Phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng tăng cường năng lực ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số; sắp xếp, tổ chức hợp lý các trung tâm, trạm trại, cơ sở trình diễn; đẩy mạnh việc khuyến khích phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc doanh nghiệp.

b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm đẩy mạnh các hoạt động start-up, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số.

c) Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

d) Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ theo hướng tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, năng lực đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa; xây dựng mạng lưới nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi.

đ) Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và ĐMST, các cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng phục vụ phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST; các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm trong các doanh nghiệp.

e) Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ và ĐMST; kết hợp các nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, khuyến công, khuyến nông,... đđầu tư phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác (Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST).

[...]