ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 134/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 20 tháng 05 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 11: PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày
27/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về 4 chương trình công tác, 19 đề án
trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về
Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Đề án Phát triển khoa học
và công nghệ (KH&CN) góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(CNH-HĐH) của tỉnh theo hướng phát triển bền vững, nhằm đạt được các mục tiêu
kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
- Tăng cường đầu tư các nguồn lực
nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh để đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu, ứng
dụng, quản lý nhà nước và dịch vụ về khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Cơ quan, đơn vị được phân công chủ
trì thực hiện các dự án hợp phần của Đề án có trách nhiệm phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan bám sát mục tiêu của Đề án để xây dựng kế hoạch thực
hiện Đề án.
- Các sở, ngành có liên quan căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, phân bổ đủ nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để
hoàn thành các mục tiêu, nội dung của Đề án.
II. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NĂM 2016-2020
1. Đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2020
1.1. Phát triển nông nghiệp và
nông thôn:
a) Lĩnh vực cây trồng: Tập trung
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
* Cây lương thực
Nghiên cứu về giống: Nghiên cứu
chọn tạo 1-2 giống lúa thuần mới chất lượng cao mang thương hiệu
Lào Cai. Nghiên cứu chọn tạo 1-2 giống lúa lai mới có tính
ưu việt để bổ sung cơ cấu giống phục vụ cho sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh. Đồng
thời tiếp tục nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh bạc lá vào 2 giống lúa mà Lào
Cai đã chọn tạo (LC270 và LC212) để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Khảo nghiệm giống lúa chất lượng
cao, ngô cao sản... để bổ sung cơ cấu cây trồng của tỉnh.
- Nghiên cứu các quy trình canh tác
tiên tiến: canh tác bền vững trên đất dốc trong sản xuất
ngô, lúa, khoai để nâng cao năng suất góp phần tăng sản lượng lương thực của tỉnh.
- Nghiên cứu các giải pháp bảo quản,
chế biến nông sản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm.
* Cây rau, hoa
- Ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất cây giống: Ứng dụng công nghệ nuôi
cấy mô tế bào để sản xuất một số giống rau, hoa.
- Khảo nghiệm những giống rau, hoa mới
phục vụ việc phát triển các vùng trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
- Xây dựng các mô hình ứng dụng công
nghệ cao trồng rau, ưu tiên các loại rau trái vụ như: Bắp cải, xúp lơ, cà chua,
dưa chuột và một số giống rau bản địa như: cải mèo, bò khai, ngót rừng; Ưu tiên
ứng dụng công nghệ mới trồng trong nhà lưới, nhà kính, có hệ thống tưới phun
sương, hệ thống bón phân tự động và bán tự động để tạo sản phẩm đặc sản an toàn
thực phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.
* Cây ăn quả
- Tiếp tục theo dõi vườn cây ăn quả
ôn đới trong chương trình hợp tác với vùng A-qui-ten - Cộng hòa Pháp, chọn lọc
một số giống cây ăn quả năng suất và chất lượng tốt để phát triển nhân rộng
thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa.
- Ứng dụng kỹ
thuật ghép, chiết để nhân giống lê VH6, bưởi, na, mận ... chủ động cung ứng giống
tại chỗ cho nhân dân đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cải tạo vườn
tạp như đốn tỉa cành, tỉa quả, quy trình tạo sản phẩm chất lượng cao như bọc quả
chống côn trùng chích hút, bón phân vi sinh hữu cơ... ở vùng trồng cây ăn quả trọng điểm như Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng nâng cao giá
trị sản phẩm tăng thu nhập cho người dân.
* Cây công nghiệp, lâm nghiệp và
dược liệu
- Đối với cây chè: nghiên cứu ứng dụng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh như tưới nước phun sương, nhỏ giọt, bón phân
vi sinh hữu cơ với hệ thống tự động hoặc bán tự động để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; cải tiến dây truyền chế
biến để nâng cao chất lượng chè tinh chế. Nghiên cứu chế biến phụ phẩm chè xanh
(lá chè già, chè đốn...) thành một số sản phẩm có giá trị
kinh tế để nâng cao thu nhập trong sản xuất chè.
- Cây lâm nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn
giống quế, hồi ... có năng suất và chất lượng tinh dầu cao phục vụ trồng rừng
kinh tế. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
- Cây dược liệu: Khảo nghiệm những giống
mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao để phát triển sản xuất hàng hóa; xây dựng
mô hình nhân giống, sản xuất hàng hóa cây tam thất, cây giảo cổ lam, thảo quả...
Đồng thời ứng dụng với hệ thống tưới nước tiết kiệm, kết hợp bón phân vi sinh,
hữu cơ sử dụng màng ni lông để che phủ luống trồng chống bốc
hơi nước và cỏ dại. Bảo quản, sơ chế, chế biến thành phẩm, đóng gói bảo quản bằng
công nghệ tiên tiến nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.
b) Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
chất lượng các giống gia súc (trâu, bò, ngựa) các địa phương
như: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương...; đồng thời xây dựng
mô hình trồng và chế biến một số loại cây để chủ động thức ăn cho đàn đại gia
súc trong mùa Đông;
- Ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, gà giống mới quy mô
trang trại, khép kín từ sản xuất đến chế biến.
- Nghiên cứu sản xuất các loại giống
thủy sản có giá trị kinh tế như: cá hồi, cá tầm tại Lào Cai. Xây dựng mô hình
nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản; nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất thức ăn
chăn nuôi, thủy sản; phân vi sinh; xử lý môi trường; phòng trừ dịch bệnh.
1.2. Về công nghiệp, xây dựng:
- Nghiên cứu các giải pháp và ứng dụng
các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong các khâu sản xuất,
tiêu thụ năng lượng;
- Ứng dụng công
nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu thân thiện môi trường phục vụ xây dựng
dân dụng từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương.
1.3. Công nghệ thông tin - truyền thông, bảo vệ môi trường:
- Nghiên
cứu xây dựng, ứng dụng công nghệ phần mềm như: phần mềm quản lý cơ sở dữ
liệu và điều hành quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng các hệ thống ứng dụng
thông tin địa lý; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến trong các ngành dịch vụ
quan trọng như du lịch, giao dịch và thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, phòng chống, giảm nhẹ
thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng tiến
bộ KH&CN vào số hóa truyền hình mặt đất theo lộ trình của Chính phủ vào năm
2020.
- Phát triển Trung tâm dữ liệu tỉnh,
đảm bảo phục vụ tốt các hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung của tỉnh hoạt động
ổn định, hướng tới tập trung các ứng dụng, dịch vụ dùng chung của tỉnh.
- Xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT,
hệ thống mạng nội bộ (LAN) các cơ quan nhà nước các cấp. Kết nối mạng diện rộng
WAN các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện, từng bước đến xã.
- Xây dựng, triển khai ứng dụng CNTT
phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng ISO (ISO
điện tử) vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
1.4. Về văn hóa, xã hội và lĩnh vực khác
- Nghiên cứu bảo tồn và phát triển bản
sắc văn hóa các dân tộc, khai thác tiềm
năng kinh tế - xã hội từng địa phương, tạo sản phẩm đặc trưng thu hút khách du
lịch.
- Ứng dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân.
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh;
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh,
tạo điều kiện phát huy đầy đủ sức lực, trí tuệ, tài năng... đội ngũ trí thức.
- Nghiên cứu các giải pháp củng cố và
xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, giữ
vững chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
2. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
- Tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn
vốn để phát triển mạnh về tiềm lực khoa học và công nghệ làm động lực mạnh mẽ
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh:
+ Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai đảm bảo thực hiện tốt công
tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
+ Tiếp tục tăng cường năng lực khoa học
và công nghệ để chuyển đổi Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm hàng hóa và Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học
và Công nghệ sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ công lập.
- Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Thông
tin và thống kê khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai.
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin:
+ Xây dựng, hạ tầng
CNTT các huyện đến cấp xã và kết nối Internet, kết nối mạng diện rộng của tỉnh
làm cơ sở triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và phục vụ người
dân, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Phát triển mô hình Khung kiến trúc
chính quyền điện tử của tỉnh làm nền tảng triển khai thực
hiện đảm bảo đồng bộ, hiện đại và an toàn thông tin.
3. Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Lào Cai
- Thông tin, tuyên truyền về sở hữu
trí tuệ.
- Tư vấn đăng ký xác lập quyền sở hữu
công nghiệp cho các cá nhân có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, thành quả sáng
tạo.
- Tư vấn đăng ký xác lập quyền sở hữu
công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Tôn vinh, biểu dương và khen thưởng
các cá nhân điển hình có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, thành quả sáng tạo được
áp dụng rộng rãi và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn về sở hữu trí tuệ cho chủ
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở
hữu trí tuệ của tỉnh.
- Hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý,
bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân: Hỗ
trợ xây dựng và phát triển một số nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ
dẫn địa lý, khoảng trên 20 sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.
4. Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ
cho doanh nghiệp
+ Đánh giá trình độ công nghệ tại các
doanh nghiệp;
+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp;
+ Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
đổi mới công nghệ
Phối hợp với Quỹ đổi mới công nghệ Quốc
gia tổ chức rà soát, lựa chọn, hỗ trợ đổi mới về công nghệ cho một số doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai: công nghệ khai khoáng, công nghệ chế biến sâu khoáng sản; công nghệ xử lý chất thải trong công
nghiệp; Công nghệ chế biến lâm sản; công nghệ chế biến bảo quản nông sản góp phần
giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng
thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu
hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn
cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường.
5. Đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường năng lực cho cán bộ
trong ngành khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực: đào tạo khoảng 120 lượt
cán bộ thuộc các lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo
lường, chất lượng, kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa...
- Hàng năm xây dựng kế hoạch cử cán bộ
tham gia các khóa đào tạo (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) để nâng cao trình độ phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
III. KINH PHÍ
Tổng số: 691,8 tỷ, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển Khoa học và
Công nghệ: 161 tỷ đồng
- Vốn Sự nghiệp KH&CN địa phương:
92,5 tỷ
- Vốn Trung ương: 175,8 tỷ
- Vốn ngoài ngân sách: 262,5 tỷ
(Có
các phụ biểu 01, 02 kèm theo)
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Sở Khoa
học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch; phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành có liên quan xây dựng cơ chế,
chính sách trình UBND tỉnh quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, sở, ban, ngành liên quan tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm, sơ kết,
tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư,
thẩm định các dự án theo kế hoạch năm và cả giai đoạn
trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở
Tài chính
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công
nghệ thẩm định dự toán kinh phí các đề tài, dự án, các chương trình theo quy định
hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phân bổ chi tiết dự toán kinh
phí sự nghiệp khoa học công nghệ hằng năm.
- Căn cứ vào dự toán chi sự nghiệp
khoa học và công nghệ được giao, Sở Tài chính thực hiện giao dự toán, cấp phát
kinh phí cho đơn vị trực thuộc quản lý và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Tiếp tục triển khai thực hiện các đề
tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó, chú trọng cho
nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế
biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ
cao.
5. Sở
Công Thương
- Tích cực hướng dẫn, tuyên truyền và
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.
- Tích cực vận động, hướng dẫn hỗ trợ
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu
cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện
việc giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho các cá
nhân, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công
nghệ vào sản xuất.
7. Sở Xây
dựng
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức cá
nhân liên quan thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu
xây dựng thân thiện môi trường từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương.
8. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa (trong đó chú trọng bảo tồn bản sắc
văn hóa các dân tộc trong tỉnh), các lễ hội
truyền thống đặc sắc của tỉnh, nhằm khai thác giá trị văn hóa phi vật thể, đề ra giải pháp quản lý, bảo tồn
và phát triển giá trị văn hóa của tỉnh
Lào Cai.
9. Sở Nội
vụ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban,
Ngành, các địa phương, đơn vị liên quan tổng hợp,
tham mưu thực hiện phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh.
- Thẩm định cơ cấu, tổ chức các đơn vị
sự nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và
Công nghệ.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp thực hiện nội dung ứng
dụng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
tỉnh Lào Cai. Đồng thời triển khai xây dựng hạ tầng công
nghệ thông tin đến cấp xã của tỉnh Lào
Cai.
11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Tăng cường tuyên truyền các thành tựu
khoa học công nghệ trên sóng phát thanh và truyền hình để các tổ chức, cá nhân có cơ hội tiếp cận ứng dụng
vào sản xuất và kinh doanh.
12. Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh
Phổ biến kiến thức khoa học và công
nghệ trong nhân dân; tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích
phong trào sáng tạo của quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ.
13. Các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ hàng năm đề xuất các đề tài, dự án cụ thể phù hợp với nội dung Đề án.
14. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ của
kế hoạch tại địa phương; hàng năm xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ của
địa phương;
- Chủ động phối
hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ tại địa phương;
- Rà soát danh mục các sản phẩm, làng
nghề cần được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, đề xuất Sở
Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh hỗ
trợ bảo vệ quyền sở hữu đối với làng nghề, sản phẩm theo
quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án số 11: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2020, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Phong
|
PHỤ BIỂU 01
BIỂU CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC, ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 134/KH-UBND
ngày 20/5/2016 của UBND
tỉnh)
ĐVT:
Tỷ đồng
STT
|
Nội
dung
|
Tổng
cộng
|
Dự
toán giai đoạn 2016 - 2020
|
Ghi
chú
|
Vốn
ngân sách
|
Vốn
ngoài ngân sách
|
Tổng số
|
Đầu
tư PT KHCN
|
Sự
nghiệp KHCN
|
Đầu
tư qua Bộ KHCN
|
1
|
Dự án: Nâng cao năng lực của Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giai đoạn 2009-2015
|
0,7
|
0,7
|
0,7
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số 584/QĐ-UBND
ngày 16/03/2009
|
2
|
Dự án: Thực thi Hiệp định hàng rào
kỹ thuật trong thương mại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013-2015
|
1,4
|
1,4
|
0,8
|
0,6
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt QĐ số 3337/QĐ-UBND
ngày 20/11/2012)
|
3
|
Dự án: Nâng cao năng lực của Trung tâm
ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào Cai
|
108,2
|
108,2
|
37,9
|
10,5
|
59,8
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số: 2929/QĐ-UBND ngày
25/10/2012
|
4
|
Dự án: Đầu tư trang thiết bị trung
tâm kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa
|
23,3
|
23,3
|
23,3
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số: 3510/QĐ-UBND ngày 29/10/2009
|
5
|
Dự án: Nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
|
4,9
|
4,9
|
0,0
|
4,9
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt QĐ số 387/QĐ-UBND ngày
28/2/2012)
|
6
|
Dự án: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ KHCN, phục vụ PT KTXH tỉnh
|
148,3
|
85,8
|
0,0
|
55,8
|
30,0
|
62,5
|
Dự
án mới
|
7
|
Dự án “Nâng cao
năng lực Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2020”
|
47,7
|
47,7
|
42,7
|
0,0
|
5,0
|
0,0
|
Dự
án mới
|
8
|
Dự án: Hỗ trợ phát triển tài sản
trí tuệ tỉnh Lào Cai
|
11,7
|
11,7
|
0,0
|
10,7
|
1,0
|
0,0
|
Dự
án mới
|
9
|
Dự án: Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
các DN trên địa bàn tỉnh
|
290,0
|
90,0
|
0,0
|
10,0
|
80,0
|
200,0
|
Dự
án mới
|
10
|
Dự án: Nâng cao tiềm lực Thông tin
và Thống kê KHCN tỉnh Lào Cai
|
55,6
|
55,6
|
55,6
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án mới
|
10,1
|
Dự án: Xây dựng và đầu tư trung
tâm thông tin và thống kê KHCN tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2016-2020
|
28,0
|
28,0
|
28,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án mới
|
10,2
|
Dự án: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cấp huyện, cấp xã tỉnh Lào Cai
|
27,6
|
27,6
|
27,6
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án mới/cũ
|
12
|
Tổng
cộng
|
691,8
|
429,3
|
161,0
|
92,5
|
175,8
|
262,5
|
|
PHỤ BIỂU 02
BIỂU CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC, ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 134/KH-UBND
ngày 20/5/2016 của UBND
tỉnh)
ĐVT:
Tỷ đồng
STT
|
Nội dung
|
Tổng
cộng
|
Dự
toán giai đoạn 2016 - 2020
|
Ghi
chú
|
Vốn
ngân sách
|
Vốn
ngoài ngân sách
|
Tổng số
|
Đầu
tư PT KHCN
|
Sự
nghiệp KHCN
|
Đầu
tư qua Bộ KHCN
|
1
|
Dự án: Nâng cao năng lực của Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giai đoạn 2009-2015
|
0,7
|
0,7
|
0,7
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số 584/QĐ-UBND ngày
16/03/2009
|
2
|
Dự án: Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ
thuật trong thương mại tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013-2015
|
1,4
|
1,4
|
0,8
|
0,6
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt QĐ số 3337/QĐ-UBND
ngày 20/11/2012)
|
3
|
Dự án: Nâng cao năng lực của Trung
tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào Cai
|
108,2
|
108,2
|
37,9
|
10,5
|
59,8
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số: 2929/QĐ-UBND ngày
25/10/2012
|
4
|
Dự án: Đầu tư trang thiết bị trung
tâm kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa
|
23,3
|
23,3
|
23,3
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt số: 3510/QĐ-UBND ngày
29/10/2009
|
5
|
Dự án: Nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
|
4,9
|
4,9
|
0,0
|
4,9
|
0,0
|
0,0
|
Dự
án chuyển tiếp (QĐ phê duyệt QĐ số 387/QĐ-UBND
ngày 28/2/2012)
|
6
|
Dự án: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ KHCN, phục vụ PT KTXH tỉnh
|
148,3
|
85,8
|
0,0
|
55,8
|
30,0
|
62,5
|
Dự
án mới
|